Bạn muốn tìm kiếm 1 phương pháp giảm cân và giảm mỡ hiệu quả? Bạn đã nghe nhiều về chế độ ăn Low-carb, nhưng không biết chính xác đây là gì và liệu có thực sự mang lại kết quả như lời đồn? Trên thực tế, chế độ ăn Low-carb giảm cân đã thu hút sự quan tâm của nhiều người với lời hứa về cơ thể săn chắc và khỏe mạnh. Nhưng liệu những lợi ích này có được xác nhận từ góc nhìn khoa học? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Chế độ ăn Low-carb trong giảm cân và giảm mỡ
Chế độ ăn Low carb tập trung vào giảm lượng carbohydrate trong thực đơn và tăng cường tiêu thụ protein, chất béo. Với việc hạn chế nguồn cung cấp năng lượng chính từ carbohydrate, cơ thể sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ chất béo, giúp giảm cân và giảm mỡ 1 cách hiệu quả.
Dưới góc độ khoa học, low carb được định nghĩa là chế độ ăn hạn chế lượng carbohydrate nạp vào dưới 130g/ngày. Chế độ ăn low carb được phân loại dựa vào sự khác nhau giữa cơ cấu đạm (protein), carbohydrate và lipid.
Bảng 1. Phân loại chế độ ăn low carb theo các mức độ
Chế độ ăn
Lượng carb (% tổng năng lượng)
Lượng carb (g/ngày)
Chế độ ăn thông thường
45-65%
225-325g
Low carb vừa phải
26-45%
130-225g
Low carb thấp
<26%
<130g
Low carb rất thấp (ketogenic)
<50g
<50g
2. Cơ chế giảm cân của chế độ ăn Low carb
Chế độ ăn low carb đã được chứng minh có thể giúp giảm cân thông qua nhiều cơ chế khác nhau bao gồm:
Hạn chế lượng carb tiêu thụ làm giảm lượng insulin tiết ra, từ đó dẫn đến giải phóng nhiều acid béo tự do từ các mô mỡ, tăng quá trình đốt cháy mỡ và giảm tích trữ mỡ (Westman et al., 2007). Đồng thời, hàm lượng insulin thấp cũng kích thích quá trình tổng hợp ceton trong gan, cung cấp nguồn năng lượng thay thế cho glucose, đồng thời tạo cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn (Volek & Phinney, 2013). Đây là quá trình ketosis sẽ được kích hoạt khi lượng carbohydrate cơ thể nạp vào dưới 50g/ngày.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn low carb có thể làm tăng tiết một số hormone điều hòa sự thèm ăn như glucagon và leptin đồng thời làm giảm tiết neuropeptide Y, qua đó giúp giảm cảm giác đói, thèm ăn (Volek & Phinney, 2013).
Bên cạnh đó, chế độ ăn low carb cũng được cho là làm tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản và tiêu hao năng lượng do tăng quá trình tân tạo đường (gluconeogenesis) và quá trình chuyển hóa các axit béo (Feinman & Fine, 2004).
Cuối cùng, do giảm tiêu thụ carb và giảm cảm giác thèm ăn sẽ dẫn đến giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
3. Tác động của chế độ ăn Low-carb đến sức khỏe
Quản lý cân nặng hiệu quả: Một trong những tác động đáng chú ý của chế độ ăn Low-carb cho nữ và nam giới là khả năng giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bên cạnh đó việc giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn có thể giúp giảm mỡ cơ thể và ổn định đường huyết.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chế độ ăn Low-carb cho nam và nữ giới đều có tiềm năng cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này bao gồm giảm huyết áp và, tăng chỉ số HDL-cholesterol.
Hỗ trợ sức khỏe hormone: Chế độ ăn Low-carb có thể ảnh hưởng tích cực đến cân bằng hormone trong cơ thể. Việc giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn có thể giúp kiểm soát mức đường huyết và giảm sự biến động của hormone insulin. Điều này có thể cải thiện sự nhạy cảm hormone và giảm triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Cải thiện tình trạng da: Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng, chế độ ăn Low carb có thể cải thiện tình trạng da, bao gồm cả mụn trứng cá và viêm da. Bằng cách giảm tiêu thụ carbohydrate và chất béo không lành mạnh, chế độ ăn này có thể cải thiện sự cân bằng nội tiết tố và giảm tình trạng viêm nhiễm da.
Bảng 2. Hiệu quả giảm cân của chế độ ăn Low Carb qua các nghiên cứu
Nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Đối tượng
Thời gian
Kết quả
Boden et al., 2005
Nghiên cứu can thiệp, chế độ ăn low carb vs chế độ ăn thông thường
10 BN ĐTĐtyp 2
2 tuần
Nhóm low carb: -2 kgNhóm đối chứng: 0 kg
Foster et al., 2003
RCT, chế độ ăn low carb vs chế độ ăn low fat
63 BN béo phì
6 tháng
Nhóm low carb: -9.7 kgNhóm low fat: -5.3 kg
Samaha et al., 2003
RCT, chế độ ăn low carb vs chế độ ăn low fat
132 BN béo phì
6 tháng
Nhóm low carb: -5.8 kgNhóm low fat: -1.9 kg
Yancy et al., 2004
RCT, chế độ ăn low carb vs chế độ ăn low fat
119 BN béo phì
6 tháng
Nhóm low carb: -12 kgNhóm low fat: -6.5 kg
4. Kết luận
Chế độ ăn Low carb giảm cân đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm cân và giảm mỡ dựa trên nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, chế độ ăn này chỉ nên áp dụng ngắn hạn vì nếu duy trì lâu sẽ có thể có những tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Do đó, việc áp dụng chế độ này cần được hỗ trợ và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa. Hãy nhớ rằng mỗi người có cơ địa và nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc tiết chế viên trước khi bắt đầu chế độ ăn Lowcarb giảm cân.
Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Oh R, Gilani B, Uppaluri KR. Low Carbohydrate Diet. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. Accessed July 18, 2023. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537084/
Bilsborough SA, Crowe TC. Low-carbohydrate diets: what are the potential short- and long-term health implications?. Asia Pac J Clin Nutr. 2003;12(4):396-404.
Macedo RCO, Santos HO, Tinsley GM, Reischak-Oliveira A. Low-carbohydrate diets:
Effects on metabolism and exercise - A comprehensive literature review. Clin Nutr ESPEN. 2020;40:17-26. doi:10.1016/j.clnesp.2020.07.022
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu