Zalo

Cảnh giác các tai nạn sinh hoạt dịp tết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tết đến Xuân về là dịp gia đình tụ họp và vui chơi sau một năm dài làm việc, học tập. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm dễ xảy ra nhiều tai nạn sinh hoạt khác nhau. Vậy những tai nạn dịp Tết bao gồm những gì và cần phòng tránh như thế nào?

1. Các tai nạn sinh hoạt dịp Tết thường gặp

1.1. Ngộ độc thực phẩm

Đứng đầu trong danh sách các tai nạn Tết thường gặp chính là ngộ độc thức ăn hay thực phẩm. Theo đó, trong những ngày đầu năm mới, việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc do thức ăn không được bảo quản đúng cách là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc biến chất… Hậu quả là tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra phổ biến hơn.

Một số dấu hiệu của tai nạn dịp Tết này bao gồm buồn nôn, nôn ói nhiều lần hoặc liên tục, kèm theo đó là tình trạng đau bụng, tiêu lỏng/ tiêu máu và sốt cao. Điểm nguy hiểm nhất của tình trạng ngộ độc thực phẩm chính là khiến cơ thể mất nước, từ đó khiến người bệnh mệt mỏi, khát nước dữ dội, khô miệng, cơ co rút, chóng mặt, lú lẫn, tiểu ít hoặc không tiểu trong nhiều giờ.

Theo bác sĩ, ngay khi phát hiện bản thân hoặc người nhà có các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm kể trên, việc đầu tiên chúng ta cần làm là bù nước sớm, đặc biệt là ở người già và trẻ em, thông qua biện pháp uống các dung dịch điện giải, ăn thức ăn lỏng ít chất béo

Tuy nhiên khi các dấu hiệu mất nước có xu hướng nặng hơn hoặc người bệnh nôn ói nhiều không thể bù nước đường miệng thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được can thiệp điều trị phù hợp.

tai nạn dịp tết
Tết đến Xuân về là dịp gia đình tụ họp và vui chơi sau một năm dài làm việc, học tập

1.2. Tai nạn dịp Tết do pháo nổ

Đốt pháo ngày Tết là một phong tục lâu đời của người dân Việt Nam. Tuy nhiên thống kê cho thấy mỗi năm vẫn có hàng trăm trường hợp bị tai nạn do đốt pháo vào những ngày đầu năm mới, thậm chí đã có trường hợp tử vong do một trong các tai nạn Tết phổ biến này.

Theo bác sĩ, tai nạn sinh hoạt dịp Tết do pháo nổ không hề đơn giản bởi ngoài sức công phá mạnh và gây ra các vết thương trên cơ thể thì pháo còn gây bỏng da do lượng nhiệt tỏa ra rất lớn. Một điểm quan trọng cần được chú ý là trong pháo có chứa những hóa chất ăn mòn mạnh như phốt pho, lưu huỳnh… nên khi tiếp xúc gần sẽ dễ dàng gây ra các tổn thương nặng ở nhiều bộ phận trên cơ thể.

Cách sơ cứu người bị tai nạn dịp Tết do pháo nổ như sau:

  • Nạn nhân bị bỏng mắt hoặc rơi dị vật vào mắt khi đốt pháo nên nhanh chóng được rửa mắt bằng nước sạch trong ít nhất 10 phút, kèm theo đó nên chớp mắt liên tục để loại bỏ dị vật ra ngoài (chú ý không cố gắng lấy dị vật ra khỏi mắt bằng tay), sau đó băng kín mắt bằng gạc sạch. Trường hợp mắt bị chảy máu cần phải nhanh chóng băng lại bằng gạc sạch, nếu đi kèm vết thương liên quan mạch máu thì phải băng ép cầm máu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức; 
  • Nếu đốt pháo gây gãy xương hay dập nát bàn tay, nạn nhân cần được sơ cứu ngay bằng cách cố định vị trí xương gãy và băng bó vết thương cẩn thận;
  • Trường hợp da bị bỏng cần được làm mát vùng da tổn thương bằng cách tưới nước sạch liên tục trong 10 phút, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

1.3. Tai nạn dịp Tết do điện giật

Một trong những tai nạn sinh hoạt dịp Tết phổ biến không kém ngộ độc thực phẩm chính là điện giật. Nguyên nhân là bởi khi trang trí nhà cửa đón năm mới, các gia đình thường sử dụng các loại đèn led nhấp nháy để treo lên cành đào, cây mai, cây quất và sử dụng nhiều ổ điện không có dụng cụ bảo vệ an toàn. Điều này làm tăng nguy cơ bị điện giật, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Theo bác sĩ, tai nạn dịp Tết do điện giật có thể gây ra các thương tích nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

1.4. Té ngã

Té ngã không chỉ là tai nạn sinh hoạt dịp Tết mà còn rất thường xuyên xảy ra trong những ngày thông thường, bao gồm té do chạy/nhảy ở khu vực sàn trơn trượt và té khi trèo cây/leo rào/trượt cầu thang, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.

1.5. Ngộ độc hóa chất hoặc thuốc

Nhiều gia đình vì muốn vệ sinh và sửa sang nhà cửa đón Tết sẽ tìm mua các loại hóa chất như xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, dung dịch acid, nước sơn nhà hay chất diệt cỏ… Điểm đặc biệt là chúng ta thường có thói quen bảo quản các dung dịch trên trong các chai nước suối hay nước ngọt, và chính điều này sẽ khiến nguy cơ uống nhầm tăng lên, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hậu quả là tình trạng ngộ độc hóa chất nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.

tai nạn dịp tết
Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp để tránh ngộ độc thực phẩm vào dịp Tết

1.6. Hóc dị vật

Ngày Tết người dân Việt Nam thường có thói quen mua và tiêu thụ nhiều loại hạt khô như hướng dương, hạt dưa, hạt điều, hạt bí… và điều này sẽ dễ khiến trẻ bị hóc dị vật. Do đó, phụ huynh có con nhỏ cần chú ý bảo quản các loại hạt trên ở xa tầm tay trẻ và luôn chú ý giám sát khi con ăn để hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn dịp Tết hóc dị vật.

2. Cách phòng tránh các tai nạn Tết

Ngộ độc thực phẩm là tai nạn dịp Tết thường gặp nhất, do đó bác sĩ khuyến cáo một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Chú ý chọn lựa và sử dụng thực phẩm tươi sống và được kiểm định đảm bảo an toàn vệ sinh. Đối với các loại thực phẩm chế biến sẵn, chúng ta cần chọn mua ở những cửa hàng uy tín, hợp vệ sinh và quan trọng nhất là còn thời hạn sử dụng;
  • Bảo quản thực phẩm ở điều kiện thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi phát triển, trong đó các loại thịt, cá, hải sản tươi sống cần được lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh;
  • Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các loại nhạy cảm như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần với nước sạch và nước muối trước khi ăn;
  • Chỉ sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng. Nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn;
  • Loại bỏ thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thức ăn. Kèm theo đó cần chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải các tai nạn sinh hoạt dịp Tết, do đó cha mẹ cần dự phòng bằng các biện pháp sau đây:

  • Không để trẻ chơi đùa gần khu vực có ổ cắm điện hoặc bóng đèn led trang trí, bên cạnh đó các ổ cắm điện cần phải được che chắn bằng các dụng cụ bảo vệ;
  • Khi trẻ ăn cha mẹ cần chú ý quan sát, đặc biệt là hạt như hạt bí, hướng dương, đậu phộng… Đặc biệt không bắt con ăn khi chúng đang khóc hoặc đang cười đùa nhằm hạn chế nguy cơ hóc dị vật;
  • Để các loại dung dịch hóa chất ở xa tầm tay trẻ nhỏ, đặc biệt không bảo quản hóa chất, xăng dầu hay thuốc trong chai đựng nước uống, qua đó hạn chế nguy cơ ngộ độc do uống nhầm;
  • Một số loại thuốc diệt chuột có bề ngoài khá giống với các loại thạch và nước uống cho trẻ em, vì vậy cha mẹ tuyệt đối không bảo quản chúng trong nhà một cách bừa bãi mà phải cất giữ cẩn thận;
  • Tránh để các đồ vật sắc nhọn như thủy tinh, dao, kéo… ở gần tầm tay trẻ em;
  • Giáo dục cho con về các mối nguy hiểm từ các loại động vật xung quanh nhà như chó, mèo, ngỗng… để bé không trêu đùa và biết cách phòng tránh bị chúng cắn.

Ngoài ra, để giúp cơ thể luôn khỏe khoắn và tránh được các nguy cơ ngộ độc trong ngày tết, bạn có thể cân nhắc đến giải pháp truyền thải độc. Giải pháp này là giải pháp thải độc nhanh nhất bằng phương pháp trung hoà các độc tố có trong tế bào. Với sự kết hợp của chất lỏng truyền tĩnh mạch, vitamin, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, tổ hợp vi hoạt chất này sẽ giúp thải độc detox cấp độ tế bào. Nhờ đó bạn sẽ thấy ngủ ngơn hơn, cơ thể tươi tắn, tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, tăng miễn dịch, giảm men gan và vui khỏe hơn mỗi ngày.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra như thế nào?

Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra như thế nào?

Có phải diệp lục thải độc ruột được không?

Có phải diệp lục thải độc ruột được không?

Những độc tố tự nhiên trong rau quả cần phải biết

Những độc tố tự nhiên trong rau quả cần phải biết

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

4

Bài viết hữu ích?