Zalo

Cách nào lấy lại năng lượng khi bị mệt mỏi trong công việc?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, chắc chắn bất kỳ ai trong chúng ta cũng gặp phải tình trạng mệt mỏi vì áp lực công việc. Thậm chí nếu vấn đề này kéo dài còn có thể gây ra kiệt sức. Vậy có cách nào có thể lấy lại năng lượng khi mệt mỏi không?

1. Vì sao công việc lấy đi nhiều năng lượng khiến bạn mệt mỏi?

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi kiệt sức vì công việc, bao gồm áp lực công việc cao, khối lượng công việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, mâu thuẫn trong mối quan hệ với các đồng nghiệp,...

Trong một cuộc khảo sát, 23% nhân viên văn phòng cho biết họ đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm tại một số thời điểm trong cuộc đời. Tuy nhiên, có chưa đến một nửa trong số những người này dành thời gian nghỉ ngơi và tìm cách vượt qua chướng ngại tinh thần này. 

Mệt mỏi vì áp lực công việc hay trầm cảm trong công việc thường không tự mất, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và giải quyết vấn đề này từ đầu bằng những cách lấy lại năng lượng cho bản thân.

mệt mỏi trong công việc
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi trong công việc

2. Cách nào lấy lại năng lượng khi bị mệt mỏi trong công việc?

2.1. Vô hiệu hóa sự phân tâm từ các phương tiện truyền thông để tăng năng suất

Khả năng tập trung của chúng ta bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ như: tin nhắn văn bản, phương tiện truyền thông xã hội, phương tiện tin tức, dịch vụ phát trực tuyến… 

Để giảm tình trạng mệt mỏi vì áp lực công việc thì điều đầu tiên cần làm là tập trung vào công việc, tránh tuyệt đối sự sao nhãng vào các thiết bị kỹ thuật số. Một số cách để hạn chế sự sao nhãng có thể xem xét thực hiện tắt thông báo của các ứng dụng trên điện thoại, sử dụng tính năng Focus trên điện thoại Iphone hay tính năng Focus Assist của Microsoft Windows. Việc loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng sẽ làm tăng hiệu quả trong công việc từ đó làm giảm mệt mỏi vì áp lực công việc.

2.2. Thiết lập môi trường thuận lợi để làm việc

Cách để hạn chế mệt mỏi vì áp lực công việc là tạo ra một môi trường làm việc có lợi cho sự tập trung cao độ. Cách thứ hai để giảm mệt mỏi là chúng ta cần tạo một không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp để tăng khả năng tập trung. 

Trước khi làm việc, bạn có thể dành từ 10 đến 15 phút để dọn dẹp gọn gàng nơi làm việc. Đồng thời, với những nơi làm việc quá nhiều tiếng ồn xung quanh thì bạn có thể sử dụng nút bịt tai hoặc đeo tai nghe chống ồn để loại bỏ những âm thanh gây xao nhãng xung quanh. 

2.3. Nghỉ ngơi bằng những giấc ngủ ngắn

Một cách để giảm tình trạng mệt mỏi trong công việc là nghỉ ngơi để duy trì năng suất làm việc. Những giấc ngủ ngắn đã được chứng minh một cách nhất quán là giúp tăng cường sự tỉnh táo, tập trung, chú ý và hiệu suất.

2.4. Nạp nhiên liệu đúng cách

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng mà chúng ta cần để hoạt động tốt nhất - đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi trong công việc. 

Những món ăn nhẹ với những loại cards đơn giản như bánh quy và khoai tây chiên có tác dụng nạp lại năng lượng nhanh chóng. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường gây ra cảm giác thèm ăn, uể oải trong khi làm việc. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các loại carbs phức tạp và chất béo tăng cường trí não.

Carbs phức tạp như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu, có nhiều chất xơ và tiêu hóa chậm hơn, cung cấp cho cơ thể năng lượng bền vững. Những loại carbs này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự cố năng lượng. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá mòi, quả óc chó và hạt lanh, có liên quan đến việc cải thiện trí nhớ, học tập, nhận thức tốt và lưu lượng máu đến não.

mệt mỏi trong công việc
Nạp nhiên liệu đúng cách là phương pháp tăng năng lượng cho cơ thể

2.5. Đi bộ hoặc tập một số bài tập thể dục nhẹ

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi trong công việc nhưng muốn duy trì năng suất làm việc, tập thể dục có vẻ là ý tưởng tồi tệ nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả 15 phút đi bộ cũng có thể giúp tăng cường năng lượng. Chú ý trong thời gian đi bộ hoặc tập thể dục thì không sử dụng các thiết bị điện tử để giảm mệt mỏi vì áp lực công việc. 

Nếu không thể đi bộ, hãy cố gắng dành ít nhất một chút thời gian để đứng dậy và cho máu lưu thông. Bạn có thể thực hiện một số động tác chống đẩy, squat, giãn cơ nhẹ để kích thích hệ thần kinh chống lại cảm giác mệt mỏi đồng thời tăng mức năng lượng cao hơn.

3. Cách để có năng lượng dồi dào, làm được nhiều việc

Bên cạnh những cách lấy lại năng lượng khi bị mệt mỏi trong công việc, nhiều cách có thể giúp duy trì năng lượng trong công việc và làm được nhiều việc. Một số lời khuyên để năng lượng trong cơ thể luôn dồi dào cụ thể như sau:

  • Kiểm soát căng thẳng: Cảm xúc do căng thẳng là nguyên nhân gây tiêu tốn một lượng lớn năng lượng. Để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong công việc bạn có thể nói chuyện với bạn bè hoặc người thân hoặc gặp nhà trị liệu tâm lý. Các liệu pháp thư giãn như tự thôi miên, tập thái cực quyền, tập yoga, thiền cũng là những công cụ hiệu quả để có năng lượng dồi dào cho cơ thể.
  • Giảm bớt gánh nặng trong công việc: Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi vì áp lực công việc là làm việc quá sức. Làm việc quá sức có thể bao gồm thực hiện các nghĩa vụ nghề nghiệp, gia đình cũng như nghĩa vụ ngoài xã hội. Bạn cần cố gắng sắp xếp hợp lý danh sách những việc cần phải làm đặt ưu tiên về các nhiệm vụ quan trọng nhất, giảm bớt thời gian làm những thứ ít quan trọng hơn. Đồng thời, bạn có thể cân nhắc cần thêm sự trợ giúp tại nơi làm việc nếu cần thiết.
  • Tập thể dục: Tập thể dục gần như đảm bảo rằng bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Tập thể dục có tác dụng cung cấp cho các tế bào nhiều năng lượng hơn để đốt cháy cũng như lưu thông oxy. Tập thể dục cũng là cách để làm tăng mức độ dopamine trong não và cải thiện để cơ thể tràn đầy năng lượng.
  • Tránh hút thuốc: Chất nicotine trong thành phần của thuốc lá là chất kích thích nên làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và kích thích hoạt động của sóng não liên quan đến sự tỉnh táo gây ra cảm giác khó ngủ hơn. Đồng thời, ngay cả khi bạn đã chìm vào giấc ngủ thì sức mạnh gây nghiện của thuốc lá cũng có thể tác động và đánh thức bạn với cảm giác thèm ăn.
  • Ăn để lấy năng lượng: Ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp tránh được tình trạng thiếu năng lượng thường xảy ra. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại rau xanh có lá và các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành. 
  • Sử dụng caffeine: Caffeine có tác dụng tăng cường sự tỉnh táo nhưng để có được tác dụng giảm mệt mỏi vì áp lực công việc thì bạn phải sử dụng một cách thận trọng. Bởi cà phê có thể gây tác dụng phụ là mất ngủ, đặc biệt khi tiêu thụ với số lượng lớn hoặc sau 2 giờ chiều.
  • Hạn chế uống rượu: Một trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất chống lại tình trạng uể oải và giảm mệt mỏi trong công việc vào giữa buổi chiều là tránh uống rượu vào bữa trưa. Tác dụng an thần của rượu đặc biệt mạnh vào thời điểm buổi trưa. Tương tự, bạn cần tránh uống cocktail vào lúc 5 giờ nếu bạn muốn có năng lượng dồi dào vào buổi tối.
  • Uống nước: Một trong những nguyên nhân gây ra mệt mỏi vì áp lực công việc là do thiếu nước. Nếu cơ thể thiếu hụt chất lỏng, cụ thể là nước thì một trong những dấu hiệu đầu tiên là cảm giác mệt mỏi.

Nguồn: health.harvard.edu

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền

23

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Cơ thể mệt mỏi kiệt sức, có phải bị suy nhược?

Cơ thể mệt mỏi kiệt sức, có phải bị suy nhược?

Làm gì khi cơ thể mệt mỏi uể oải?

Làm gì khi cơ thể mệt mỏi uể oải?

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

23

Bài viết hữu ích?