Zalo

Cách bổ sung năng lượng cho cơ thể

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bạn cảm thấy mệt mỏi trước núi công việc đồ sộ? Bạn gần như kiệt sức và không thể làm bất kỳ điều gì khác kể cả những hoạt động mà bạn từng yêu thích? Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng kiệt sức hàng ngày, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách bổ sung năng lượng cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Vì sao bạn luôn cảm thấy kiệt sức? 

Lối sống bận rộn hoặc chế độ sinh hoạt khắt khe là những nguyên nhân phổ biến nhất gây kiệt sức cho người trẻ. Trong một số trường hợp, tình trạng kiệt sức có thể xuất phát từ nguyên nhân sức khỏe hoặc bệnh lý cần được điều trị. Dưới đây điểm mặt một vài yếu tố “rút cạn” năng lượng của bạn:

  • Ít hoạt động thể chất, ít di chuyển, vận động
  • Mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, rối loạn nhịp sinh học
  • Sử dụng thuốc kháng histamin hoặc thuốc ho
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn uống bỏ bữa, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn
  • Sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
  • Tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể chất

Nếu bạn đã tìm cách loại bỏ hết những “thủ phạm” này mà vẫn chưa thể hồi phục năng lượng, bạn cần tìm đến các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn. 

2. Cách bổ sung năng lượng cho cơ thể về mặt thể chất

Chăm sóc cơ thể tốt là chìa khóa để bạn bổ sung năng lượng cho tâm trí một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là một vài cách bổ sung năng lượng cho cơ thể mà bạn có thể áp dụng:

2.1. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là phương pháp thư giãn cơ thể lẫn trí óc hiệu quả. Bạn có thể sử dụng muối epsom (muối magie sulfat - muối đắng) hòa vào trong bồn tắm. Muối epsom chứa magie, lưu huỳnh và oxy có tác dụng thải trừ độc tố, cải thiện tuần hoàn, giảm mỏi cơ và giảm viêm do stress. 

2.2. Sử dụng tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là cách bổ sung năng lượng hiệu quả cho cơ thể thông qua việc cải thiện lưu thông máu. Bạn nên chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần từ tự nhiên như muối khoáng, yến mạch,...Nhẹ nhàng chà xát các hạt trên da ướt và rửa sạch bằng nước ấm. Máu huyết lưu thông sẽ làm giảm mức độ căng thẳng, tăng cường năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể.

2.3. Căng cơ

Stress, căng thẳng kéo dài có thể tích lũy độc tố trong các cơ, gây mỏi cơ và nhanh chóng làm bạn kiệt sức. Do đó, bạn có thể nạp lại năng lượng cho mình bằng cách kéo căng cơ 5 phút mỗi ngày. Nếu có thể, hãy tham gia một lớp học yoga 1 - 2 lần/tuần để căng cơ một cách toàn diện. 

Căng cơ 5 phút mỗi ngày để sạc lại năng lượng
Căng cơ 5 phút mỗi ngày để sạc lại năng lượng

2.4. Vận động

Vào những lúc mệt mỏi, chắc hẳn bạn chỉ muốn nằm dài trên giường hoặc ngồi trên sofa xem tivi hay nghe nhạc. Các hoạt động này nghe có vẻ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhưng không, chúng sẽ nhanh chóng rút kiệt năng lượng của bạn hơn. 

Thay vì ngồi trên sofa hoặc nằm ườn, hãy thử đứng dậy và di chuyển xung quanh nhà. Đi bộ, đạp xe, hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến cơ thể bạn vận động trong vòng 20 phút. Hoạt động thể chất được chứng minh sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng và cải thiện tâm trạng trong suốt nhiều giờ. 

2.5. Sử dụng dầu thơm

Những mùi hương tự nhiên như hoa oải hương, xô thơm (sage) được chứng minh giúp thư giãn hiệu quả cho người bị căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số loại tinh dầu trị liệu như dầu bạc hà, dầu sả,...kết hợp với các loại dầu massage để xoa bóp trực tiếp lên cơ thể hoặc khuếch tán vào không khí. 

2.6. Nghỉ ngơi thường xuyên và ngủ nhiều hơn 

Giấc ngủ là cách bổ sung năng lượng cho cơ thể một cách tự nhiên nhất. Các chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành khỏe mạnh từ 26 - 64 tuổi cần ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Thời gian ngủ dưới 6 tiếng là một trong những yếu tố nguy cơ chính khiến bạn kiệt sức tại nơi làm việc. 

Do đó, hãy thiết lập một lịch trình sinh hoạt khoa học và lành mạnh bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể đan xen nhiều giấc ngủ ngắn từ 30 - 60 phút vào buổi trưa và chiều để hồi phục năng lượng, duy trì sự tỉnh táo của bản thân một cách tốt nhất. 

Ngủ là cách nạp năng lượng nhanh nhất cho cơ thể
Ngủ là cách nạp năng lượng nhanh nhất cho cơ thể

3. Cách bổ sung năng lượng cho cơ thể về mặt tinh thần

Bên cạnh thể chất, năng lượng tinh thần cũng cần được quan tâm và chú trọng. Bởi lẽ, việc suy nghĩ mãi về những vấn đề khiến bạn căng thẳng sẽ là rào cản khiến cơ thể khó nạp lại năng lượng. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể thực hiện để xoa dịu tinh thần và nạp lại năng lượng cho tâm trí: 

3.1. Lập danh sách những điều khiến bạn cảm thấy tự hào

Con người thường bị ám ảnh với những điều dang dở, những việc chưa làm được hoặc làm chưa hoàn hảo. Thay vì cứ mãi đau đáu về những điều chưa trọn vẹn, hãy ngồi xuống và thử nghĩ về các thành tích khiến bạn tự hào. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại động lực và tiếp thêm năng lượng để tiến về phía trước. 

3.2. Làm một việc gì đó mà bạn thích

Tâm trạng vui vẻ, phấn khởi là chìa khóa quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần. Hãy thử tạm gác lại những bộn bề, lo toan của cuộc sống mà chiều chuộng bản thân mình một tí. Thưởng thức một bộ phim yêu thích, ăn một món ăn ngon, du lịch đến một vùng đất mới, đọc sách, uống trà,...bất kỳ điều gì mà bạn thích hoặc bạn muốn làm từ lâu nhưng chưa thể. Đây không chỉ là cách sạc lại năng lượng hiệu quả mà còn giúp bạn thêm yêu thương bản thân mình. 

3.3. Dành thời gian cho những người mình yêu thương

Năng lượng tích cực có xu hướng lan tỏa. Do đó, hãy dành thời gian bên những người tích cực để tận hưởng nguồn năng lượng từ họ. Đây là cách hiệu quả giúp bạn gia tăng năng lượng và tần số của bản thân. 

Song song với đó, hãy tạm rời xa những người tiêu cực hoặc vấn đề khiến bạn thất vọng. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ chấm dứt mối quan hệ với họ, mà chỉ đơn giản là, bạn cần thời gian sạc lại năng lượng để giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan nhất. 

3.4. Thiền hoặc cầu nguyện

Các nghiên cứu và bằng chứng mang tính giai thoại cho thấy, thiền định hoặc cầu nguyện có thể giúp bạn tìm thấy mục đích sống và sự thanh thản trong tâm trí nếu bạn đang trong trạng thái thất vọng hay căng thẳng. Do đó, nếu có thể, hãy thử dành một ít phút trong ngày để thiền định. 

3.5. Tránh đa nhiệm

Đa nhiệm (hay multi-task) là trạng thái phổ biến của nhiều người trẻ hiện nay, khi nó trở thành yếu tố để bản thân trở nên chuyên nghiệp và hiệu suất hơn so với người khác. Tuy nhiên, đa nhiệm lại là nguyên nhân bòn rút năng lượng của bạn khi não bộ phải xử lý quá nhiều công việc trong cùng một thời điểm.

Do đó, thay vì đa nhiệm, hãy thử tập trung hoàn thành một nhiệm vụ duy nhất tại một thời điểm nhất định. Bạn có thể lập danh sách kiểm tra để tăng độ tập trung cũng như theo dõi những việc bạn đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế các sai sót mà vẫn đảm bảo thời hạn công việc đặt ra. 

3.6. Viết nhật ký

Viết nhật ký là cách tuyệt vời để giúp bạn giảm căng thẳng và bày tỏ cảm xúc cá nhân một cách tự do và thoải mái nhất. Hãy cố gắng viết nhật ký ít nhất 5 phút mỗi ngày, vào đầu ngày hoặc cuối ngày. Bằng việc viết nhật ký, bạn có thể thời gian để nhìn lại bản thân và giải quyết các vấn đề mà đang gặp phải. 

Viết nhật ký là cách sạc năng lượng và giúp bạn suy ngẫm về bản thân
Viết nhật ký là cách sạc năng lượng và giúp bạn suy ngẫm về bản thân

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn một vài cách bổ sung năng lượng cho cơ thể mà bạn có thể áp dụng. Thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ trong lối sống có thể tạo nên những thay đổi lớn, giúp giảm đáng kể mức độ căng thẳng và mệt mỏi của bạn. Nếu đã thực hiện tất cả các phương pháp trên mà vẫn cảm thấy kiệt sức, hãy thử đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn và thăm khám nhé. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể là gì?

Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể là gì?

Vai trò của năng lượng đối với cơ thể

Vai trò của năng lượng đối với cơ thể

Member Drip rực rỡ đón xuân mới

Member Drip rực rỡ đón xuân mới

Cách ăn để tăng cường năng lượng của bạn

Cách ăn để tăng cường năng lượng của bạn

Những dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể

Những dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể

7

Bài viết hữu ích?