Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sỏi túi mật là một bệnh lý thường gặp. Hầu hết người mắc bệnh không có triệu chứng gì và chỉ được phát hiện tình cờ khi đi khám bệnh. Tuy nhiên, việc nắm rõ được các yếu tố nguy cơ sỏi mật sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh từ đó p gia tăng tuổi thọ mỗi người.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật là gì và gồm những yếu tố nào?

Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm ở phần bụng trên bên phải, phía dưới gan. Túi mật gồm có 3 phần đáy, thân và cổ túi mật. Nhiệm vụ của túi mật là dự trữ và vận chuyển dịch mật do gan tiết ra. Khi chúng ta ăn, mật được túi mật tiết vào ống mật chủ thông qua ống túi mật đi xuống tá tràng để tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là chất béo.

Sỏi mật là tình trạng lắng tinh thể trong dịch mật hình thành nên những viên sỏi. 

Các yếu tố nguy cơ sỏi đường mật bao gồm:

  • Giới nữ: Phụ nữ có nguy cơ sỏi đường mật gấp 2-3 lần nam giới do nồng độ estrogen cao hơn. Nồng độ estrogen cao có thể gây ra sỏi mật, vì làm gia tăng nồng độ cholesterol trong túi mật. Cholesterol không thể hòa tan hết trong dịch mật, nó sẽ đọng lại kết dính và tạo thành sỏi.
  • Ở độ tuổi 40 trở lên: Những người từ 40 tuổi trở lên có yếu tố nguy cơ sỏi túi mật cao gấp 10 lần. Tuổi càng cao, cơ thể tiết nhiều cholesterol hơn vào mật, làm tăng nồng độ cholesterol gây tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật.
  • Tiền sử gia đình: Khoảng 25% trường hợp bệnh sỏi mật có thể do di truyền. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị sỏi mật thì nguy cơ mắc sỏi mật tăng lên.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Khi bạn bị thừa cân hoặc béo phì, gan tăng sản xuất cholesterol. Cholesterol khi không được hòa tan hết sẽ lắng đọng và tạo thành sỏi. 
  • Ít vận động thể lực: Ít vận động làm cho việc hoạt động của đường mật bị ứ trệ, tạo điều kiện cho dịch mật lắng đọng và gây sỏi. Đồng thời, ít vận động thể lực sẽ làm cho năng lượng dư thừa từ thức ăn tích tụ lại, gây tăng nồng độ cholesterol, làm tăng nguy cơ sỏi mật.
  • Chế độ ăn: Nếu nạn ăn thức ăn có chứa nhiều chất béo, ít chất xơ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật do tăng nồng độ cholesterol.
  • Bệnh đái tháo đường: Tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật cao hơn ở những người đái tháo đường có đề kháng insulin.
  • Người bị hội chứng chuyển hóa: Rối loạn lipid máu có yếu tố nguy cơ sỏi đường mật cao hơn những người không mắc bệnh. Do bệnh làm tăng nồng độ cholesterol.
  • Giảm cân nhanh: Giảm cân không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ sỏi mật do sự thay đổi cân nặng đột ngột khiến gan giải phóng nhiều cholesterol vào mật, dẫn đến hình thành sỏi. 
  • Dùng thuốc có chứa estrogen: Chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
  • Bị bệnh gan: Viêm gan C, gan nhiễm mỡ, xơ gan…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

2. Làm sao để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ mắc bệnh sỏi mật?

Theo nhiều đánh giá thì những yếu tố nguy cơ mắc bệnh sỏi mật hoàn toàn có thể dự phòng được. Để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ này bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng. Việc giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh sỏi mật và các bệnh lý khác. Cân nặng lý tưởng phụ thuộc vào chiều cao và độ tuổi. Bạn có thể tìm hiểu về chỉ số khối cơ thể (BMI) và cách tính cân nặng lý tưởng để có thể kiểm soát và duy trì cân nặng phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, khi giảm cân bạn phải chọn phương pháp giảm cân an toàn và khoa học, tránh giảm cân quá nhanh sẽ làm tăng yếu tố nguy cơ sỏi mật. Tốt nhất, người thừa cân, béo phì nên giảm cân từ 5-10% so với cân nặng ban đầu trong khoảng thời gian 6 tháng để tránh nguy cơ bị sỏi mật.
yếu tố nguy cơ sỏi mật
Tránh giảm cân quá nhanh sẽ làm tăng yếu tố nguy cơ sỏi mật 
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Việc ăn một chế độ ăn giảm chất béo ngọt, tăng cường chất xơ vitamin từ rau xanh trái cây là một điều cần thiết nếu bạn muốn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Sử dụng chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sỏi mật. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh sỏi mật, hãy sử dụng chất béo không bão hòa (có trong dầu các loại hạt, cá, quả bơ..) thay cho chất béo bão hòa (có trong thịt, trứng, sữa..)
  • Tăng cường vận động thể lực: Việc tăng cường vận động thể lực có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng, tinh thần thoải mái và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Bạn cần tập luyện thể dục thể thao ít nhất 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Hình thức tập luyện tùy theo độ tuổi và sở thích mà bạn có thể chọn đi bộ, chạy bộ, cầu lông, tennis, bơi lội, yoga, dưỡng sinh…
  • Quản lý bệnh: Nếu bạn đang mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu hay hội chứng chuyển hóa.., bạn cần phải kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện và bằng thuốc để làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

3. Các lưu ý cần biết để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh sỏi mật?

Như đã nói ở trên, phần lớn các yếu tố nguy cơ sỏi túi mật có thể phòng tránh bằng cách kết hợp chế độ ăn lành mạnh và chế độ tập luyện hiệu quả. Để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh sỏi mật, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, thay bằng chất béo không bão hòa. Tăng cường rau xanh trái cây để cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
yếu tố nguy cơ sỏi mật
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp giảm yếu tố nguy cơ bệnh sỏi mật 
  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Việc giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng giúp cơ thể phòng tránh được các bệnh lý về sỏi mật cũng như các bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác. Duy trì mức cân nặng như thế nào tùy thuộc vào chiều cao, độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Bạn hãy chọn cho mình phương pháp giảm cân khoa học và hiệu quả.
  • Tăng cường tập luyện thể lực: Việc tập luyện thể dục thể thao ngoài nâng cao sức khỏe phòng tránh được bệnh sỏi mật và các bệnh lý khác nó còn giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mức độ tập luyện phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Quản lý tốt các bệnh làm tăng nguy cơ sỏi mật: Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, viêm gan, gan nhiễm mỡ…Việc kiểm soát tốt các bệnh này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.

Có thể thấy bệnh sỏi túi mật thường không gây ra triệu chứng, rất khó phát hiện cho đến khi đi khám sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động tránh xa các yếu tố nguy cơ sỏi mật sẽ giúp bản thân hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh, đồng thời nâng cao sức khỏe bản thân một cách toàn diện. Điều này cũng là cách để bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ và ít bệnh tật hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Có thể giảm cân 6kg - 7kg trong 1 tuần được không?

Có thể giảm cân 6kg - 7kg trong 1 tuần được không?

Cách giảm cân 1 tuần với chuối

Cách giảm cân 1 tuần với chuối

9

Bài viết hữu ích?