Zalo

Các tác hại của tiêm botox thon gọn hàm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kỹ thuật tiêm Botox được ứng dụng rất nhiều trong thẩm mỹ, một trong số là tiêm Botox thon gọn hàm. Vậy kỹ thuật này là gì và có để lại tác hại sức khỏe hay không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Tiêm Botox thon gọn hàm là gì?

Tiêm Botox hàm là phương pháp sử dụng chất Botulinum Toxin để tiêm vào cơ. Botulinum bản chất là một dạng protein tinh chất vớ thành phần chính Botulinum Toxin Type A.

Khi tiêm vào cơ vùng hàm, hoạt chất Botox sẽ ngăn chặn các tín hiệu truyền từ dây thần kinh đến các cơ, qua đó ức chế hoạt động của cơ mục tiêu. Thông qua đó, những nếp nhăn động do quá trình co cơ sẽ được giảm thiểu tối đa và riêng với cơ cắn sẽ giúp hạn chế phì đại để làm khuôn mặt của bệnh nhân trở nên thon gọn hơn.

Tiêm botox thon gọn hàm hoạt động theo cơ chế sử dụng botulinum toxin để ức chế dẫn truyền thần kinh, làm nhỏ lại các khối cơ cắn ở 2 bên góc hàm, do đó kết quả sẽ mang đến 1 gương mặt thanh tú và cân đối. Tuy nhiên, cần lưu ý là độc tố Botox chỉ tác động đến cơ và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến xương hàm. Vì vậy, những bệnh nhân có tình trạng hàm to do khung xương không thể áp dụng được kỹ thuật tiêm Botox thon gọn hàm, thay vào đó có thể phẫu thuật để gọt khung xương hàm như mong muốn.

tiêm botox thon gọn hàm
Những bệnh nhân có tình trạng hàm to do khung xương không thể áp dụng được kỹ thuật tiêm Botox thon gọn hàm

2. Tác hại của tiêm botox gọn hàm là gì?

Tiêm botox thon gọn hàm không gây nguy hiểm cho bệnh nhân nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình. Quá trình tiêm thuốc rất nhẹ nhàng, đến mức mà hầu hết trường hợp sẽ không nhận thấy quy trình tiêm Botox đã được thực hiện như thế nào mà chỉ đơn giản cảm nhận thấy khuôn mặt thon gọn hơn so với trước đó.

Độc tố Botulinum (Botox, OnabotulinumtoxinA) là chất đã được biết đến trong hơn một thế kỷ và được sử dụng cho mục đích y tế hơn 50 năm. Công dụng ban đầu của Botox là điều trị tình trạng lác mắt, co thắt mi (không có khả năng di chuyển mí mắt theo cách nhất định) và chứng loạn trương lực cơ cổ.

Đến năm 2002, Botox được phê duyệt dùng làm giảm nếp nhăn giữa 2 chân mày và đã được ứng dụng thành công trên hơn 11 triệu người. Năm 2004, Botox tiếp tục được phê duyệt trong việc điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Đến năm 2010, Botox đã được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu. Do liên tục khẳng định vị trí trong điều trị y tế, Botox đã được công nhận an toàn và cho phép sử dụng trong thẩm mỹ. Vì vậy những ai lo lắng về tác hại của tiêm Botox gọn hàm có thể phần nào an tâm khi lựa chọn dịch vụ này..

Tuy nhiên, một số người có quan niệm sai lầm là Botox sẽ làm tê liệt các cơ mặt vĩnh viễn. Mặc dù, điều này có thể xảy ra khi tiêm một liều lượng Botox cực lớn nhưng thực tế hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ tiêm một lượng vừa đủ để giảm hoạt động của cơ, do đó không khiến vùng cơ hàm của khách hàng bị bất hoạt hoàn toàn. Việc sử dụng Botox không đúng cách có thể đưa đến những biến chứng khó lường, do đó bác sĩ khuyến cáo Botox chỉ đảm bảo an toàn khi được tiêm đúng kỹ thuật, tiêm đúng liều và vị trí.

Trường hợp tiêm quá liều khuyến cáo hoặc không đúng chỗ sẽ dẫn đến các tác hại như chảy xệ vùng hàm, phình cơ cắn, khô miệng…. Nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân không thể cười tự nhiên, nụ cười biến dạng, cười không đồng đều hoặc gặp khó khăn khi há miệng…

tiêm botox thon gọn hàm
Tiêm botox thon gọn hàm không gây nguy hiểm cho bệnh nhân nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình

3. Biến chứng của tiêm Botox hàm

  • Sưng tấy, bầm tím da: Bất kỳ mũi tiêm Botox nào cũng có nguy cơ gây bầm tím và sưng tấy tại chỗ. Đây là biến chứng phổ biến của tiêm Botox thon gọn hàm và chúng sẽ biến mất sau 5-7 ngày;
  • Tụ máu kéo dài: Biến chứng tụ máu kéo dài có thể xuất hiện khi kim tiêm chứa Botox đâm vào các động mạch chi phối cơ cắn bao gồm: Động mạch mặt, động mạch hàm, nhánh của động mạch thái dương nông. Khi đó khách hàng sẽ cảm thấy đau nhức và sưng mặt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe vừa tác động đến quá trình sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày;
  • Đau đầu, chóng mặt: Đây là những tác dụng phụ không phổ biến. Đáng chú ý, người xuất hiện triệu chứng đau đầu sẽ có nguy cơ mắc phải biểu hiện tương tự trong những đợt điều trị Botox tiếp theo, và có thể liên quan đến cơ địa nhạy cảm nhiều với Botox;
  • Cằm mất cân xứng: Tình trạng cằm không đồng đều có thể xảy ra nếu bác sĩ không nhận ra sự khác biệt giữa cơ cắn bên trái và phải, thường xuất phát từ thói quen dùng cơ cắn không đồng đều khi ăn và nhai;
  • Chảy xệ: Tình trạng chảy xệ vùng hàm ngày càng nặng lên thường gặp ở nhóm bệnh nhân ở độ tuổi từ trung niên trở lên đi kèm với dấu hiệu gò má nổi lên rõ hơn. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này được giải thích là do chất lượng da bên dưới không có khả năng co lại, không săn chắc kịp với tốc độ nhỏ dần của cơ cắn, dẫn đến tình trạng chảy xệ khu trú;
  • Cơ cắn phình to trở lại: Phình cơ cắn khi nhai thường xảy ra trong vòng 1 tuần sau khi tiêm Botox và chủ yếu là do sự phì quá mức của các sợi cơ cắn nông bù đắp cho sự yếu đi của các sợi cơ cắn sâu. Tình trạng phì đại cơ cắn có thể biến mất trong vòng 1 tuần mà không cần can thiệp.

4. Phòng ngừa các tác hại của tiêm Botox gọn hàm

Tác hại của tiêm Botox gọn hàm phụ thuộc nhiều vào chất lượng cơ sở thẩm mỹ mà khách hàng lựa chọn. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh các biến chứng:

  • Hiểu rõ về phương pháp cũng như những tác hại có thể xảy ra khi tiêm Botox thon gọn hàm, đặc biệt không nên lạm dụng nó quá nhiều trong thẩm mỹ;
  • Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín với máy móc thiết bị hiện đại;
  • Lựa chọn bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật tiêm tốt và có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ, có khả năng xử lý được các tác hại của tiêm Botox gọn hàm;
  • Nắm rõ thông tin, nguồn gốc xuất xứ của các loại Botox và cơ sở thẩm mỹ;
  • Chế độ chăm sóc cần đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý kê thuốc hay dùng thêm bất cứ gì khác;
  • Đặc biệt khi có các triệu chứng bất thường cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.

Tóm lại, các tác hại của tiêm botox thon gọn hàm có thể xảy ra. Do đó, bạn cần tìm địa chỉ uy tín để thực hiện dịch vụ này.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Có nên căng chỉ cau mày hay nên tiêm xóa nhăn do cau mày?

Có nên căng chỉ cau mày hay nên tiêm xóa nhăn do cau mày?

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Botox có tác dụng phụ không? Đây là những gì bạn cần biết

Botox có tác dụng phụ không? Đây là những gì bạn cần biết

Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

Chất làm đầy sẹo lõm (Filler) hiệu quả nhất cho khu vực nào trên cơ thể?

Chất làm đầy sẹo lõm (Filler) hiệu quả nhất cho khu vực nào trên cơ thể?

538

Bài viết hữu ích?