Zalo

5 sự thật bạn cần biết trước khi tiêm botox

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kỹ thuật tiêm botox hiện đang là một phương pháp làm đẹp rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên nhiều chị em lại lo lắng về tác dụng phụ của tiêm botox và từ đó có tâm lý e ngại. Vậy tác dụng không mong muốn của tiêm botox là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Botox không thực sự xóa được nếp nhăn

Như chúng ta đã biết, kỹ thuật tiêm botox là một phương pháp điều trị nếp nhăn, do đó thời gian đầu mới tiếp cận sẽ có rất nhiều người nghĩ chỉ cần vài mũi tiêm sẽ loại bỏ được hoàn toàn những khuyết điểm không mong muốn này khỏi da mặt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì kỹ thuật tiêm botox chỉ có tác dụng phòng ngừa hơn là phục hồi đối với đa số người áp dụng. Thành phần hoạt chất sử dụng trong kỹ thuật tiêm botox có công dụng “đóng băng” các cơ trên mặt để ngăn chứng co rút sâu thêm và tạo ra các nếp nhăn.

Theo đó, bất kỳ nếp nhăn nào hiện diện ở trạng thái nghỉ, cho dù đó là nếp nhăn nông hay sâu, đều sẽ không biến mất với kỹ thuật tiêm botox. Do đó, bác sĩ khuyến cáo việc tiêm botox càng sớm thì tác dụng phòng ngừa càng cao, với xu hướng hiện nay là tiêm sớm ở độ tuổi 20.

Kỹ thuật tiêm botox là một phương pháp điều trị nếp nhăn

2. Tác dụng của botox chỉ là tạm thời

Nhiều người với lượng kiến ​​thức còn hạn chế về kỹ thuật tiêm botox cho rằng tác dụng đạt được sẽ kéo dài vô tận, nhưng các chuyên gia cho biết quan niệm này không đúng hoàn toàn.

Theo các chuyên gia về lĩnh vực thẩm mỹ, thời gian duy trì hiệu quả của kỹ thuật tiêm botox với các nếp nhăn giữa hai lông mày, vùng trán và các vết chân chim là khoảng 3 đến 4 tháng. Và đặc biệt sẽ có một số yếu tố có thể làm cho botox phai màu nhanh hơn.

3. Đau là tác dụng phụ của tiêm botox

Mặc dù trải nghiệm có thể là khác nhau, nhưng nhiều trường hợp nhận thấy việc tiêm nhiều mũi trong quá trình botox gây ra cảm giác đau đáng kể. Mặc dù đã khắc phục bằng cách chườm túi nước đá lên vùng bị đau nhưng chị em vẫn sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài ít nhất nửa giờ sau khi tiêm.

Một tác dụng phụ của tiêm botox mà ít người nghĩ đến là những âm thanh xuất hiện trong quá trình thực hiện. Việc bơm tiêm đưa hoạt chất vào trong da sẽ tạo ra những tiếng động khác thường nhưng rất may là hiện tượng này chỉ kéo dài trong vài giây.

4. Tiêm botox cần kiêng gì?

Nhiều chị em thắc mắc sau khi thực hiện kỹ thuật tiêm botox có cần hạn chế một số hoạt động nhất định hay không. Bác sĩ hướng dẫn rằng trong 6 giờ sau khi tiêm botox, chị em không được tập thể dục, nằm yên, uống Ibuprofen (hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác làm loãng máu) hay sử dụng những thứ có thể gây ra vết bầm tím tại vị trí tiêm.

Các chuyên gia xác nhận vấn đề này và cho biết thêm rằng ngay sau khi tiêm Botox bạn cần giữ cho đầu thẳng và không cúi về phía trước trong 2 giờ. Kèm theo đó không được tập nặng cho đến ngày hôm sau.

Trong 6 giờ sau khi tiêm botox, chị em không được tập thể dục

5. Botox không chỉ dành cho người nổi tiếng

Mặc dù tiêm Botox chắc chắn rất tốn kém, nhưng chúng vẫn rẻ hơn so với giải pháp phẫu thuật thẩm mỹ hay thậm chí là tiêm các chất làm đầy như Juvederm hoặc Restylane. Vì thế phương pháp làm đẹp này hiện đang được rất nhiều chị em, thậm chí cả anh em nam giới áp dụng để có thể tự tin với diện mạo của mình.

Vì thế tiêm botox không phải là một phương pháp làm đẹp chỉ dành cho những người nổi tiếng. Chỉ cần bạn đủ sức khỏe và điều kiện, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách này.

Trên đây là những sự thật về tiêm botox mà nhiều người trước nay vẫn hay lầm tưởng. Nếu có ý định làm đẹp với phương pháp này bạn cần tìm hiểu thật kỹ và nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chất làm đầy có an toàn hơn Botox không?

Chất làm đầy có an toàn hơn Botox không?

Cảnh giác sụp mí sau khi tiêm Botox

Cảnh giác sụp mí sau khi tiêm Botox

Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

Da trán bị nhăn phải làm sao?

Da trán bị nhăn phải làm sao?

Cách điều trị, che phủ và ngăn ngừa vết chân chim ở mắt

Cách điều trị, che phủ và ngăn ngừa vết chân chim ở mắt

177

Bài viết hữu ích?