Zalo

Botox có tác dụng phụ không? Đây là những gì bạn cần biết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Botox là một loại thuốc tiêm được làm bào chế từ độc tố Botulinum tuýp A. Loại độc tố này được sản xuất bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Hiện nay có nhiều loại độc tố botulinum, như Xeomin, Dysport…, trong đó Botox là thương hiệu đã được đăng ký, đại diện cụ thể cho độc tố Onabotulinum A. Vậy tiêm botox có ảnh hưởng gì không? Tiêm botox có tác dụng phụ không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Tiêm Botox có an toàn không?

Tiêm Botox có tác dụng phụ không và có đảm bảo an toàn không là những thắc mắc mà nhiều chị em đặt ra. Mặc dù cùng là một loại độc tố gây ngộ độc thịt (một dạng ngộ độc thực phẩm đe dọa đến tính mạng), tác dụng của nó thay đổi tùy theo mức độ và loại phơi nhiễm. Khi được tiêm, Botox sẽ chặn tín hiệu từ dây thần kinh đến cơ bắp, qua đó ngăn không cho các cơ được nhắm mục tiêu co lại và từ đó giảm bớt một số tình trạng bất thường và cải thiện sự xuất hiện của nếp nhăn. Độc tố Botulinum có thể đe dọa tính mạng nhưng với liều lượng nhỏ, như liều lượng được sử dụng trong kỹ thuật tiêm Botox, thì vẫn được coi là an toàn. 1031 tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng Botox trong thẩm mỹ đã được báo cáo cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) từ năm 1989 đến năm 2003. Chỉ có 36 trường hợp được coi là nghiêm trọng và 995 trường hợp không nghiêm trọng, và 6 trường hợp nghiêm trọng có thể liên quan nhiều đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hơn là do thuốc. Với những dữ liệu như vậy, một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng việc ứng dụng botox vào thẩm mỹ có thể mang ít rủi ro hơn so với tiêm Botox để điều trị vì liều lượng thường nhỏ hơn nhiều. Một nghiên cứu năm 2005 phát hiện ra rằng, các tác dụng phụ nghiêm trọng có nhiều khả năng được báo cáo khi sử dụng botox trong điều trị. Điều này có thể liên quan đến bệnh lý nền hoặc có thể là do cần dùng liều botox cao hơn để điều trị.

Botox có khả năng làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn
Botox có khả năng làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng, không đe dọa đến tính mạng phổ biến hơn khi ứng dụng Botox trong mỹ phẩm, có thể là do số lượng người sử dụng Botox vì lý do thẩm mỹ lớn hơn so với những bệnh nhân điều trị y tế bằng Botox. Một nghiên cứu năm 2021 kết luận rằng một số người được tiêm Botox gặp phải những vấn đề sau:

  • Đỏ da vùng tiêm;
  • Bầm tím;
  • Sưng tấy;
  • Sụp mí mắt hoặc lông mày;
  • Đau ở vùng tiêm;
  • Đổi màu da.

Phần lớn các tác dụng phụ này đều ở mức độ nhẹ và tạm thời. Do đó Botox về tổng thể được đánh giá là an toàn. Bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã được chứng nhận để tiêm Botox. Bạn có nhiều khả năng gặp phải tác dụng phụ bất lợi nếu thuốc tiêm không được chuẩn bị theo tiêu chuẩn của FDA hoặc được tiêm bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe thiếu kinh nghiệm.

2. Quá trình tiêm Botox diễn ra thế nào?

Botox thường được biết đến với khả năng làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Ví dụ, tiêm Botox có thể làm thư giãn các cơ gây ra:

  • Vết chân chim hoặc nếp nhăn xuất hiện ở góc ngoài của mắt;
  • Nếp nhăn giữa lông mày do cau mày thường xuyên;
  • Nếp nhăn trán.

Botox cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lý cơ tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Nhược thị;
  • Mắt lác;
  • Co giật mắt;
  • Đau nửa đầu mãn tính;
  • Loạn trương lực cơ cổ tử cung (co thắt cổ tử cung);
  • Bàng quang hoạt động quá mức;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều;
  • Một số bệnh lý thần kinh như bại não.
Tiêm Botox tương đối an toàn
Tiêm Botox tương đối an toàn

3. Tiêm Botox có tác dụng phụ không?

Tiêm Botox có ảnh hưởng gì không là mối e ngại khiến khách hàng còn băn khoăn khi nghĩ đến dịch vụ làm đẹp này. Mặc dù tiêm Botox tương đối an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra các tác dụng phụ nhỏ, bao gồm:

  • Đau, sưng hoặc bầm tím tại chỗ tiêm;
  • Đau đầu;
  • Sốt;
  • Ớn lạnh.

Một số tác dụng phụ liên quan đến vùng da được tiêm Botox. Ví dụ, nếu tiêm vào vùng mắt, bạn có thể gặp phải những vấn đề như sau:

  • Sụp mí mắt;
  • Lông mày không đều;
  • Khô mắt;
  • Chảy nước mắt quá nhiều.

Khi tiêm Botox quanh miệng, bạn có thể gặp phải tình trạng méo miệng hoặc chảy nước dãi. Hầu hết tác dụng phụ của việc tiêm botox thường là tạm thời, chúng sẽ biến mất trong vài ngày. Nhưng hiện tượng sụp mí mắt, chảy nước dãi và méo miệng đều là do tác động không chủ ý của chất độc thần kinh lên các cơ xung quanh vùng cơ mục tiêu. Những tác dụng phụ này có thể mất vài tuần để cải thiện khi hiệu lực của độc tố biến mất. Trong một số ít trường hợp, bạn có thể phát triển các triệu chứng tương tự ngộ độc. Khi đó bạn cần tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng như:

  • Khó nói;
  • Khó nuốt;
  • Khó thở;
  • Vấn đề về thị lực;
  • Mất kiểm soát cơ bàng quang

4. Tiêm Botox có ảnh hưởng gì không về lâu dài?

Vì tác dụng của việc tiêm Botox là tạm thời nên hầu hết mọi người sẽ tiêm lặp lại theo thời gian. Những nghiên cứu về hiệu quả lâu dài và an toàn của kỹ thuật tiêm botox còn hạn chế. Một nghiên cứu năm 2015 đã đánh giá tác động ở những người tham gia được tiêm Botox 6 tháng một lần để giúp điều trị tình trạng liên quan đến bàng quang. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành giới hạn cửa sổ quan sát trong 2 năm, cuối cùng kết luận rằng nguy cơ tác dụng phụ của Botox sẽ không tăng theo thời gian. Những người được tiêm lặp lại cũng có thành công điều trị tốt hơn trong thời gian dài. Nhưng kết quả của một đánh giá nghiên cứu năm 2015 cho thấy tác dụng phụ có thể xuất hiện sau mũi tiêm thứ 10 hoặc 11. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2005 đã quan sát 45 người tham gia trong thời gian 12 năm. Những người tham gia sẽ được tiêm Botox thường xuyên. Trong thời gian này, 20 trường hợp có xảy ra tác dụng phụ bất lợi đã được báo cáo, bao gồm:

  • Khó nuốt;
  • Sụp mí mắt;
  • Yếu cơ vùng cổ;
  • Buồn nôn;
  • Nôn ói;
  • Mờ mắt;
  • Khó nhai;
  • Khàn tiếng;
  • Phù nề;
  • Khó nói;
  • Tim đập nhanh.

Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu tác động lâu dài tiềm ẩn của Botox.

Nguồn: healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Có nên căng chỉ cau mày hay nên tiêm xóa nhăn do cau mày?

Có nên căng chỉ cau mày hay nên tiêm xóa nhăn do cau mày?

Hiệu quả của tiêm Botox xoá nhăn đến đâu?

Hiệu quả của tiêm Botox xoá nhăn đến đâu?

Các tác hại của tiêm botox thon gọn hàm

Các tác hại của tiêm botox thon gọn hàm

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

7013

Bài viết hữu ích?