Zalo

Các nguyên nhân thiếu vitamin C thường gặp nhất

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và tinh thần. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gốc tự do. Ngoài ra, vitamin C còn nuôi dưỡng sự phát triển và phục hồi của da, sụn, xương và răng. Thiếu vitamin C nghiêm trọng sẽ dẫn đến bệnh scorbut - một rối loạn đặc trưng bởi biểu hiện xuất huyết và sự hình thành xương và ngà răng bất thường. Vậy nguyên nhân thiếu vitamin C là do đâu?

1. Thiếu vitamin C có phổ biến không?

Các bác sĩ y học Ai Cập cổ đại lần đầu tiên ghi lại các triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin C vào năm 1550 trước Công nguyên. Hippocrates (cha đẻ của ngành Y - người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời Hy Lạp cổ đại) đã mô tả tình trạng này như sau: "Miệng có cảm giác khó chịu, nướu tách khỏi răng, máu chảy ra từ lỗ mũi... vết loét xuất hiện ở chân, da trở nên mỏng". 

Trong những năm 1700, James Lind (một bác sĩ phẫu thuật của Hải quân Hoàng gia Anh) đã có phát hiện quan trọng rằng việc tiêu thụ chanh và cam làm giảm các triệu chứng thiếu vitamin C. Những câu chuyện từ thời cướp biển và thủy thủ Anh đã khiến bệnh Scorbut (hội chứng lâm sàng do thiếu vitamin C) trở nên khét tiếng ở một số quốc gia. 

Vào những năm 1920, Albert Szent-Györgyi (một nhà hóa sinh người Hungary) đã phát hiện ra cấu trúc phân tử của vitamin C và đặt tên cho nó là axit ascorbic, có nghĩa là “chống bệnh Scorbut”. 

Có thể thấy, tình trạng thiếu vitamin C đã được ghi nhận rất phổ biến trong y văn cổ từ lâu đời. Hiện nay, ở những quốc gia có tỷ lệ mất an ninh lương thực thấp, tình trạng thiếu vitamin C mức độ nhẹ đến vừa có thể xảy ra như một phần của tình trạng suy dinh dưỡng nói chung, nhưng tình trạng thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng (gây ra bệnh scorbut) là không phổ biến.

Thiếu vitamin C ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Tỷ lệ thiếu hụt này thay đổi tùy theo các yếu tố như tuổi tác, lối sống, khả năng tiếp cận thực phẩm bổ dưỡng, lựa chọn chế độ ăn uống và các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.  Những người không bổ sung trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của mình sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin C cao hơn. 

Bệnh Scorbut có thể xuất hiện khắp thế giới, nhưng thường gặp nhất ở các quốc gia có tình trạng suy dinh dưỡng đặc hữu. Tỷ lệ mắc bệnh Scorbut khác nhau giữa các vùng, từ mức thấp nhất là 7,1% ở Hoa Kỳ đến cao tới 73,9% ở miền bắc Ấn Độ. 

Vitamin C rất nhạy cảm với nhiệt nên việc nấu thức ăn ở nhiệt độ cao có thể khiến vitamin bị phân hủy
Vitamin C rất nhạy cảm với nhiệt nên việc nấu thức ăn ở nhiệt độ cao có thể khiến vitamin bị phân hủy

2. Các nguyên nhân thiếu vitamin C

Vitamin C hòa tan trong nước và được hấp thu ở đoạn xa hồi tràng. Sự hấp thu vitamin có hiệu quả ở liều lượng lên tới 100 mg/ngày. Tuy nhiên, khi lượng tiêu thụ vượt quá 1500 mg/ngày, khả năng hấp thu vitamin sẽ giảm xuống còn 50% hoặc ít hơn. 

Một lượng nhỏ vitamin C được tìm thấy trong bạch cầu, tuyến thượng thận và tuyến yên. Tuy nhiên, lượng vitamin C dự trữ trong cơ thể con người bị hạn chế do tính chất hòa tan trong nước và lượng vitamin C dư thừa thường sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Cơ thể con người có tổng cộng khoảng 1500 mg vitamin C và các dấu hiệu thiếu hụt lâm sàng được biểu hiện khi mức độ vitamin C giảm xuống dưới 350 mg. Các triệu chứng của bệnh scorbut xuất hiện trong vòng 4 - 12 tuần khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin C. 

Vitamin C ngoại sinh chỉ cần thiết cho con người và các loài linh trưởng. Hầu hết các động vật có vú đều tổng hợp vitamin từ glucose, vì nó có đặc tính hóa học gần giống nhau. Con người thiếu dạng hoạt động của enzyme L-gulonolactone oxyase cần thiết để tổng hợp axit ascorbic, do đó việc bổ sung vitamin C từ các nguồn thực phẩm hoặc chất bổ sung là điều cần thiết. Nguyên nhân gây thiếu vitamin C trong cơ thể chính yếu nhất là do ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.

Một số yếu tố có thể là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin C được liệt kê dưới đây:

  • Rối loạn sử dụng rượu: Những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu tiêu thụ hơn 80g ethanol/ngày có thể bị tăng bài tiết vitamin C qua thận kèm theo thói quen ăn uống kém.
  • Tiêu thụ sữa bò thay vì sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường trong thời thơ ấu có thể gây nguy cơ thiếu vitamin C.
  • Thói quen ăn kiêng: chế độ ăn kiêng hạn chế, đặc biệt phổ biến ở những người lớn tuổi và bệnh nhân nằm viện có thể góp phần làm thiếu vitamin C.
  • Khả năng tiếp cận trái cây và rau quả hạn chế: Không có khả năng mua hoặc không ăn nhiều loại trái cây và rau quả cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin C.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm giảm nồng độ vitamin C trong cơ thể do căng thẳng oxy hóa tăng lên.
  • Rối loạn ăn uống: Các tình trạng như chán ăn tâm thần và thói quen ăn uống chọn lọc, bao gồm cả trào lưu ăn uống kiêng khem có thể dẫn đến lượng vitamin C không đủ.
  • Bệnh tiểu đường type 1: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể tăng nhu cầu vitamin C dẫn đến thiếu hụt.
  • Rối loạn hấp thu kém: Các tình trạng như bệnh viêm ruột, bệnh celiac và xơ nang có thể cản trở sự hấp thụ vitamin C.
  • Phẫu thuật giảm béo: Những người đã trải qua phẫu thuật giảm béo có thể có nguy cơ bị thiếu vitamin C do khả năng hấp thu giảm.
  • Tình trạng quá tải sắt: Các tình trạng liên quan đến sự tích tụ sắt quá mức và mất vitamin C qua thận có thể góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt.
  • Chế độ ăn hạn chế hoặc ít carbohydrate: Chế độ ăn hạn chế đáng kể lượng carbohydrate có thể vô tình dẫn đến giảm lượng vitamin C.
  • Dị ứng thực phẩm: Dị ứng với các loại thực phẩm cụ thể có thể hạn chế sự đa dạng trong chế độ ăn uống và có khả năng ảnh hưởng đến lượng vitamin C hấp thụ.
  • Khuyết tật phát triển và bệnh tâm thần: Các tình trạng ảnh hưởng đến sở thích ăn uống, thường thấy ở người khuyết tật phát triển và bệnh tâm thần có thể dẫn đến việc tiêu thụ không đủ vitamin C.
  • Chạy thận nhân tạo: Những người đang chạy thận nhân tạo có thể bị mất vitamin C qua thận nhiều hơn dẫn đến thiếu hụt vitamin C.
  • Vitamin C rất nhạy cảm với nhiệt nên việc nấu thức ăn ở nhiệt độ cao có thể khiến vitamin bị phân hủy. Đun sôi cũng có thể dẫn đến việc nó bị rò rỉ vào nước.
Sự thiếu hụt vitamin C có thể ngăn ngừa được
Sự thiếu hụt vitamin C có thể ngăn ngừa được

3. Làm sao để dự phòng tình trạng thiếu vitamin C?

Sự thiếu hụt vitamin C có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêu thụ lượng trái cây và rau quả tươi được khuyến nghị hoặc bằng cách bổ sung lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày. Những người hút thuốc đòi hỏi nhiều hơn.

  • Vitamin C có mặt tự nhiên trong nhiều loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, khoai tây, rau bina, bông cải xanh, ớt đỏ, dâu tây và cà chua. Khoảng 90% vitamin C trong chế độ ăn thông thường đến từ nhiều nguồn sản phẩm khác nhau, bao gồm cả các sản phẩm tươi, đông lạnh và đóng hộp. 
  • Trái cây và rau quả tươi có hàm lượng vitamin C cao hơn so với thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp. Tuy nhiên, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp vitamin C đáng kể khi chúng ta không thể tiếp cận được sản phẩm tươi sống.
  • Vitamin C uống 75mg mỗi ngày 01 lần đối với phụ nữ và 90mg uống mỗi ngày 01 lần đối với nam giới sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt. Những người hút thuốc nên tiêu thụ thêm 35mg/ngày. 

Tóm lại, một loạt các yếu tố có thể  nguyên nhân thiếu vitamin C. Do đó, việc nhận biết và giải quyết các yếu tố nguy cơ này để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thiếu vitamin C là điều tối quan trọng để duy trì sức khỏe tối ưu. Bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cơ thể hấp thu nguồn vitamin tối ưu, bên cạnh đó bạn nên chủ động chăm sóc sức khỏe từ sớm, giúp nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng ở mắt

Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng ở mắt

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ gây các bệnh chuyển hóa

Các yếu tố nguy cơ gây các bệnh chuyển hóa

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh thận

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh thận

22

Bài viết hữu ích?