Zalo

Các dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêm filler môi là phương pháp thẩm mỹ được khá nhiều người lựa chọn. Bởi do phương pháp này khá an toàn và thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gặp biến chứng sau tiêm filler môi, gây ra tình trạng hoại tử. Vậy những dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử xuất hiện như thế nào và làm sao để hỗ trợ và cải thiện tình trạng này?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Tiêm filler có nguy hiểm không?

Tiêm filler được biết đến như cách làm đẹp khá phổ biến, có nhiều ưu điểm vượt trội và khá an toàn với người sử dụng.

Tiêm filler giúp cung cấp các chất làm đầy trên nhiều vùng khác nhau của khuôn mặt giúp điều chỉnh dáng của khuôn mặt. Vì vậy, phương pháp này trở nên khá quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên, có những người gặp biến chứng khi áp dụng phương pháp tiêm filler với mức độ nặng nhẹ tuỳ thuộc vào thể trạng mỗi cá nhân.

Nhiều người quan tâm đến các dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử
Nhiều người quan tâm đến các dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử

Có thể biến chứng nhẹ xuất hiện với những vết bầm tím ở khu vực tiêm. Nhưng với một số người khác thì gặp trường hợp hoại tử nghiêm trọng do không kịp thời xử lý gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người sử dụng.

Nguyên nhân gây ra biến chứng tiêm filler (trong đó bao gồm hoại tử) có thể xuất phát từ tay nghề của kỹ thuật viên thực hiện liệu trình, hoặc cũng có thể do chất lượng của filler không đảm bảo, hoặc do những bất thường trong cấu trúc giải phẫu ở vùng môi được tiêm filler. Tình trạng hoại tử sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn cùng cực và vùng tiêm bị tổn thương rất nhiều, thậm chí nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

2. Vì sao tiêm filler môi bị hoại tử?

Hiện nay, các biến chứng liên quan đến tiêm filler môi đang có chiều hướng gia tăng. Đa phần người sử dụng gặp phải những biến chứng này là do tự ý tiêm thêm filler mà chưa qua thăm khám hoặc chưa được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngày nay các trường hợp tiêm filler môi bị hỏng có tỷ lệ khá cao. Hơn nữa, một số người không tìm hiểu đúng về filler cũng như các ứng dụng của tiêm filler trong thẩm mỹ nội khoa. Vì vậy, gây ra sự mất an toàn khi sử dụng phương pháp này. Một số nguyên nhân có thể kể đến trong việc kỹ thuật tiêm filler không chuẩn dẫn tới biến chứng hoại tử môi:

  • Tay nghề của người thực hiện còn yếu, hoặc có thể chưa nắm hết được kỹ thuật tiêm filler chuẩn.
  • Người sử dụng đôi khi muốn thực hiện với chi phí rẻ nên lựa chọn các cơ sở thực hiện không đạt chuẩn dẫn đến mất an toàn khi thực hiện.
  • Chất lượng sản phẩm chất làm đầy không đạt tiêu chuẩn, nên khi cần tiêm tan (tiêm hyaluronidase) để khắc phục biến chứng thì filler vẫn không tan. Khi đó cơ thể bệnh nhân có thể bị dị ứng với các thành phần trong filler.
  • Sử dụng filler với một lượng quá nhiều có thể khiến cho tiêm filler môi bị hỏng.
  • Vị trí tiêm filler môi có thể gần các mạch máu hoặc trực tiếp vào mạch máu khiến cho mạch máu gặp vấn đề và gây ra tình trạng hoại tử môi
  • Quá trình thực hiện chăm sóc tại nhà sau khi tiêm filler không đạt chuẩn nên có thể khiến cho filler tan nhanh hơn hoặc di chuyển tới các vị trí khác làm mất định dạng cấu trúc của môi.

3. Các dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử

Dấu hiệu tiêm filler môi hỏng có thể xuất hiện khi có các biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này làm cho bệnh nhân có cảm giác đau đớn, và vùng tiêm bị tổn thương khá lớn. Vì vậy việc nhận biết dấu hiệu biến chứng tiêm filler môi bị hoại tử khá quan trọng giúp bệnh nhân được hỗ trợ kịp thời.

  • Vùng tiêm bị lồi lõm: Dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử bắt đầu từ việc vị trí tiêm bị lồi lõm một cách bất thường. Khi thực hiện điều này thường các cơ sở y tế uy tín sẽ thực hiện tính toán liều lượng chất làm đầy cũng như xác định chính xác vị trí tiêm một cách cẩn trọng. Nếu thành công thì các vùng má, cằm, mũi … sẽ được điều chỉnh một cách cân bằng và tạo đường nét hấp dẫn cho khuôn mặt. Tuy nhiên, có những trường hợp sau khi thực hiện tiêm chất làm đầy vào vùng này lại trở nên mất cân bằng, lồi lõm. Hoặc có thể thấy các bộ phận được tiêm sẽ bị lệch hoặc không đều nhau.
  • Vị trí tiêm chất làm đầy bị sưng to và có dấu hiệu đỏ tấy. Khi tiêm filler môi bị hoại tử thì dấu hiệu tiếp theo có thể nhận thấy chính là hiện tượng da bắt đầu sưng to và đỏ tấy. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp điều này có thể xảy ra sau khi thực hiện tiêm filler, và có thể mất đi trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Nhưng nếu vết đỏ và sưng tấy này không biến mất và ngày càng nghiêm trọng hơn thì có thể là dấu hiệu tiêm filler môi hỏng. Biến chứng tiêm filler môi có thể dẫn tới hoại tử, chẳng hạn có thể hoại tử chính vùng môi bị sưng và đỏ tấy…
Biến chứng tiêm filler môi có thể dẫn tới hoại tử
Biến chứng tiêm filler môi có thể dẫn tới hoại tử
  • Đau nhức khó chịu có thể là dấu hiệu tiếp theo của quá trình tiêm filler không thành công. Khi thực hiện tiêm filler môi thì hầu hết mọi người đều gặp cảm giác đau nhẹ trong lúc tiêm, sau đó cảm giác này sẽ mất đi. Những khi cảm giác đau không mất đi mà mức độ đau tăng dần thì có thể là dấu hiệu bất thường. Và điều này có thể báo hiệu chất làm đầy được tiêm vào cơ thể không đáp ứng với cơ thể người sử dụng, và tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra chính là hoại tử môi.

Một số cách khắc phục khi thực hiện tiêm filler môi hỏng:

  • Bạn nên đến ngay địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được điều trị kịp thời. Có khá nhiều chị em sau khi tiêm filler môi hỏng nhưng vẫn chần chừ không đi điều trị ngay khiến cho tình trạng ngày càng nghiêm trọng, và dẫn tới hoại tử.
  • Nên lựa chọn filler có chất lượng tốt để ngăn ngừa tình trạng biến chứng có thể xảy ra.
  • Cơ sở thực hiện tiêm filler đảm bảo chất lượng và uy tín. Bác sĩ có kinh nghiệm trong tiêm filler cùng với cơ sở trang thiết bị tại cơ sở thực hiện cần được đảm bảo song hành để khi thực hiện quá trình tiêm filler diễn ra thuận lợi.
  • Chăm sóc da kỹ lưỡng hơn. Một trong những nguyên nhân có thể gặp phải các dấu hiệu filler hoại tử có thể là do quá trình chăm sóc da kém. Bạn nên vệ sinh vùng da tiêm filler thật sạch sẽ nhưng không được làm mạnh tay. Bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch da và thao tác thực hiện phải luôn nhẹ nhàng.
  • Tuyệt đối tránh ở trong môi trường quá nóng hoặc tắm hơi, xông hơi, sau khi thực hiện quá trình tiêm filler môi.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và hạn chế thực hiện các hoạt động vận động mạnh như luyện tập thể thao, chạy bộ, đạp xe…
  • Hạn chế các hậu quả và ngăn ngừa biến chứng khi thực hiện quá trình tiêm filler môi bằng cách không sử dụng mỹ phẩm, trang điểm, đeo kính, nằm úp mặt…
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

Chất làm đầy sẹo lõm (Filler) hiệu quả nhất cho khu vực nào trên cơ thể?

Chất làm đầy sẹo lõm (Filler) hiệu quả nhất cho khu vực nào trên cơ thể?

Tất tần tật thông tin về chất làm đầy hàm (tiêm filler gọn hàm)

Tất tần tật thông tin về chất làm đầy hàm (tiêm filler gọn hàm)

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Hiệu quả của tiêm filler làm đầy sẹo lõm

Hiệu quả của tiêm filler làm đầy sẹo lõm

2269

Bài viết hữu ích?