Zalo

Các cách trị mất ngủ cho người trẻ tuổi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay người bệnh lại có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân. Và người trẻ bị mất ngủ có thể gặp phải nhiều vấn đề hơn, do đó nhu cầu tìm đến các cách điều trị sẽ tăng lên. Vậy mất ngủ ở người trẻ nguyên nhân do đâu và cần điều trị thế nào?

1. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây ghi nhận rất nhiều trường hợp người trẻ tuổi vẫn bị mất ngủ, thậm chí ở mức độ nghiêm trọng kéo dài. Theo bác sĩ, nguyên nhân phần lớn là do cuộc sống ngày nay quá căng thẳng, đi kèm với đó là thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của giới trẻ. Nếu không biết đến các cách trị bệnh mất ngủ cho người trẻ phù hợp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nghiêm trọng hơn là tác động không tốt đến sức khỏe và tâm lý.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, mất ngủ ở người trẻ còn có thể là hệ quả của một số căn bệnh, khi đó chỉ có điều trị triệt để nguyên nhân thì tình trạng mất ngủ mới được cải thiện. Theo bác sĩ thì một số bệnh lý sau đây có thể gây mất ngủ ở người trẻ:

  • Rối loạn lo âu và trầm cảm;
  • Chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Hội chứng chân không yên;
  • Viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản;
  • Chứng đau đầu mạn tính hay đau nửa đầu
  • Bệnh lý tuyến giáp hoặc một số bệnh lý liên quan đến chức năng nội tiết khác.

Với người bệnh trẻ tuổi bị mất ngủ do bệnh lý, ý kiến của bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những cách chữa mất ngủ cho người trẻ phù hợp nhất.

cách trị mất ngủ cho người trẻ
Nếu không biết đến các cách trị bệnh mất ngủ cho người trẻ phù hợp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động sinh hoạt

2. Điều trị mất ngủ ở người trẻ cần lưu ý gì?

Trước khi tìm hiểu về những cách trị mất ngủ cho người trẻ, chúng ta nên quan tâm đến một số chú ý quan trọng. Theo đó, mất ngủ ở người trẻ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng cần đến các biện pháp can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, khi mất ngủ là biểu hiện của một căn bệnh hay một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có nguy cơ ảnh hưởng đến người bệnh thì họ cần phải đến bệnh viện để được thăm khám cũng như nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng về cách trị bệnh mất ngủ cho người trẻ phù hợp, cụ thể như sau:

  • Mất ngủ ở người trẻ diễn ra thường xuyên và kéo dài: Những trường hợp trẻ tuổi nhưng gặp khó khăn khi ngủ mỗi đêm và tình trạng kéo dài hơn một tháng dù đã áp dụng nhiều cách chữa mất ngủ cho người trẻ khác nhau cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ;
  • Mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, bao gồm sức khỏe, công việc, học tập, tương tác xã hội hoặc các hoạt động hàng ngày cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt;
  • Người bệnh mất ngủ đi kèm các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, gặp khó khăn khi tập trung, dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm hoặc xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực cần đến bệnh viện thăm khám sớm;
  • Người bệnh đã dùng thuốc ngủ hoặc thuốc giảm đau có chứa caffeine theo chỉ định bác sĩ mà vẫn không ngủ được thì cần quay trở lại bệnh viện để thực hiện các thăm dò chuyên sâu hơn, từ đó thay đổi cách trị bệnh mất ngủ cho người trẻ phù hợp và hiệu quả hơn.
Tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị bệnh mất ngủ cho người trẻ hiệu quả
Tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị bệnh mất ngủ cho người trẻ hiệu quả

3. Cách trị mất ngủ cho người trẻ

3.1. Cách trị bệnh mất ngủ cho người trẻ không dùng thuốc

Sau đây là một số cách hỗ trợ điều trị mất ngủ ở người trẻ không cần sử dụng đến thuốc:

  • Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi: Đây là biện pháp can thiệp đơn giản nhất. Người bệnh chỉ cần thiết lập lại thời gian ngủ điều độ, cụ thể là lựa chọn một khung giờ đi ngủ và thức dậy cố định để duy trì mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ. Điều chỉnh thời gian ngủ giúp cơ thể thiết lập lại “đồng hồ sinh học” của cơ thể, qua đó giúp người bệnh dễ ngủ hơn vào khung giờ quen thuộc và tự thức dậy đúng giờ mà không cần đến đồng hồ báo thức;
  • Tạo thói quen tốt trước khi ngủ: Một số thói quen trước khi ngủ, như sử dụng điện thoại, có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ và làm tăng nguy cơ mất ngủ. Do đó, một trong những cách chữa mất ngủ cho người trẻ được khuyến cáo là tránh xa các thiết bị công nghệ, như TV, máy tính hoặc điện thoại, ít nhất 1 giờ trước ngủ, thay vào đó là những thói quen tích cực hơn như đọc sách, nghe nhạc êm nhẹ, ngồi thiền hoặc tập yoga;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Theo bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một cách trị mất ngủ cho người trẻ mang lại hiệu quả cao, cụ thể là tránh các món gây khó tiêu, thức ăn cay nóng hoặc chứa chất kích thích tối thiểu 4-6 giờ trước khi ngủ. Thay vào đó nên lựa chọn các loại thực phẩm có thể hỗ trợ giấc ngủ như sữa ấm, trà thảo mộc, chuối, kiwi…;
  • Tập thể dục hàng ngày cũng là một cách chữa mất ngủ cho người trẻ, tuy nhiên cần lưu ý là không tập trước khi đi ngủ tối thiểu 3 giờ. Theo đó, một buổi đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn tối hoặc ngồi thiền 20 phút đã đủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ;
  • Hạn chế ngủ trưa: Một mẹo đơn giản để giúp chúng ta ngủ ngon hơn vào buổi tối là ngủ trưa ít lại. Theo bác sĩ thì đây vẫn là một cách trị mất ngủ cho người trẻ nên được áp dụng rộng rãi. Thời gian ngủ trưa được bác sĩ khuyến cáo là không quá 20-30 phút và không nên ngủ sau 3 giờ chiều;
  • Thiết lập phòng ngủ thoải mái, dễ chịu: Những người trẻ thường xuyên mất ngủ cần xem xét nguyên nhân có phải đến từ môi trường ngủ chưa phù hợp hay không, sau đó cố gắng tạo ra một không gian ngủ thoải mái hơn, kèm theo đó cần đảm bảo phòng ngủ đủ tối, đủ mát mẻ và đủ yên tĩnh;
  • Hạn chế stress và cố gắng thư giãn tâm lý: Tình trạng mất ngủ ở người trẻ có thể xảy ra nếu tâm lý thường xuyên căng thẳng hay gặp áp lực cuộc sống quá mức. Khi đó, cách điều trị phù hợp nhất là dành ra một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để suy nghĩ về những vấn đề gây stress, sau đó tìm cách giải quyết và cố gắng thư giãn tâm lý trước khi đi ngủ.

3.2. Cách trị mất ngủ cho người trẻ bằng thuốc

Bên cạnh những cách điều trị không dùng thuốc kể trên, bệnh nhân trẻ tuổi bị mất ngủ có thể cần đến các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bệnh nhân tốt nhất là nên đi khám và nhận được tư vấn chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào cấu trúc hóa học, thuốc an thần hay gây ngủ sẽ được phần chia làm 3 nhóm chính, bao gồm:

  • Dẫn xuất Acid Barbituric, bao gồm các hoạt chất như Phenobarbital, Hexobarbital…;
  • Dẫn xuất Benzodiazepin, bao gồm các thuốc như Diazepam, Nitrazepam…;
  • Các dẫn xuất khác, có thể kể đến như Buspirone, Zolpidem, Glutethimid…

Đôi khi sự kết hợp giữa thuốc an thần và các cách trị mất ngủ cho người trẻ không dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý là thuốc an thần hay thuốc gây ngủ khi sử dụng kéo dài có thể bị giảm tác dụng hoặc gây lệ thuộc thuốc, qua đó khiến bệnh nhân vẫn không ngủ được dù đã dùng thuốc hoặc phải tăng liều dần thì mới phát huy hiệu quả. Ngoài ra, các thuốc an thần đôi khi lại gây buồn ngủ quá mức vào buổi sáng hôm sau hoặc làm giảm khả năng tập trung của người dùng.

Điểm mấu chốt khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ là phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong đó không được tự ý điều chỉnh liều lượng. Bên cạnh đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc an thần trong thời gian ngắn, trừ những trường hợp có chỉ định khác của bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

15

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Hay ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Hay ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

15

Bài viết hữu ích?