Đau dạ dày mãn tính là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài, trong đó lớp niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc kích thích bởi nhiều yếu tố. Niêm mạc dạ dày sẽ dần điều chỉnh và mất đi lớp chất này bảo vệ, sau một thời gian sẽ dẫn đến bào mòn lớp niêm mạc và gây chuyển sản hoặc loạn sản. Hậu quả cuối cùng của đau dạ dày mãn tính là có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị. Vậy đau dạ dày mãn tính có chữa được không? Người bệnh đau dạ dày mãn tính không nên quá lo lắng khi được chẩn đoán bệnh, vì nếu điều trị đúng bệnh sẽ thuyên giảm. Trong các trường hợp đau dạ dày mãn tính do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, dùng rượu, nếu loại bỏ tác nhân gây bệnh thì sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu đau dạ dày mãn tính trong thời gian quá dài, tổn thương lớp niêm mạc dạ dày có thể là vĩnh viễn.
Khi có triệu chứng nghi ngờ đau dạ dày mãn tính, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị riêng cho từng người bệnh, bao gồm thuốc đặc hiệu để điều trị triệu nguyên nhân và giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng; chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Cụ thể:
Ngoài việc loại bỏ những thói quen không tốt, tích cực bổ sung các thực phẩm được khuyến cáo là rất cần thiết để chữa đau dạ dày mãn tính, bao gồm:
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn để chữa đau dạ dày mãn tính, những thay đổi tích cực trong lối sống cũng sẽ góp phần giảm bớt tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày, cụ thể là chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn một bữa lớn. Điều này có nghĩa là người bệnh không cần ăn quá nhiều trong một lần mà hãy ăn vừa đủ và có thể các bữa phụ xen kẽ. Duy trì cân nặng ổn định và lý tưởng với mỗi người cũng vô cùng quan trọng. Đồng thời, kiểm soát căng thẳng trong công việc và cuộc sống sẽ giúp giảm những ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Để phục hồi sức khỏe sau các đợt đau dạ dày, truyền giảm đau dạ dày là một liệu pháp hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng. Dịch truyền tĩnh mạch bao gồm vitamin chất lỏng, chất điện giải, thuốc khi được truyền vào cơ thể sẽ giúp người bệnh làm dịu cơn đau bụng, giảm tình trạng buồn nôn, trào ngược dịch vị, chống lại sự mệt mỏi, stress đồng thời cũng hỗ trợ và thúc đẩy phục hồi nhanh hơn sau điều trị bao tử kéo dài. Với những hiệu quả tối ưu của phương pháp truyền giảm đau dạ dày này mang lại người bệnh có thể tham khảo và thời điểm thích hợp nhất để truyền là khi phát hiện bệnh ở thời điểm sớm. Việc điều trị sớm luôn mang đến kết quả tốt đồng thời hạn chế tối đa biến chứng tới sức khỏe.
Ăn uống thiếu khoa học khiến đau dạ dày mãn tính ngày càng nghiêm trọng. Người đau dạ dày mãn tính mặc dù biết mình có bệnh nhưng đôi lúc khó có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những món ăn yêu thích hoặc không đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, việc thường xuyên ăn những thức ăn cứng vốn không có lợi cho đường tiêu hóa, nhất là dạ dày.
Bên cạnh chế độ ăn và thói quen ăn uống thì ý thức quan tâm sức khỏe của người bệnh đau dạ dày mãn tính chưa được chủ động. Người bệnh thường chủ quan và thờ ơ với những triệu chứng đau dạ dày thông thường. Đồng thời, việc tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày mãn tính. Tâm lý e ngại, sợ gặp bác sĩ, sợ phải đến bệnh viện khiến người bệnh đau dạ dày mãn tính ngại thăm khám cho đến khi bệnh chuyển nặng, lúc này rất khó để chữa khỏi bệnh. Vì vậy, cách đơn giản nhất để phòng và chữa đau dạ dày mãn tính là duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
12
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
12
Bài viết hữu ích?