Bệnh trầm cảm có các triệu chứng bệnh như thờ ơ, tuyệt vọng, chán nản, nguy hiểm hơn có thể sẽ thực hiện các hành động dại dột, khó kiểm soát,... Ở mỗi người có thể có những biểu hiện bệnh trầm cảm khác nhau.
Bệnh trầm cảm cười có tên tiếng anh là Smiling depression - đây là một hội chứng rối loạn cảm xúc vô cùng đặc biệt, nhưng rất khó nhận biết. Chứng trầm cảm cười thường mắc phải ở những người mà trước đó họ đã mắc rối loạn trầm cảm trong một thời gian dài. Người trầm cảm hay cười ở nội tâm bên trong có những triệu chứng bệnh trầm cảm, tuy nhiên ở bên ngoài họ luôn cảm thấy hài lòng hoặc tỏ ra mình rất ổn, vui vẻ, lạc quan. Họ dùng nụ cười của mình để thuyết phục người khác rằng họ hạnh phúc. Chính vì thế, thật khó có thể phát hiện một người mắc bệnh trầm cảm cười và với thắc mắc trầm cảm cười có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ.
Bệnh gây ra những hệ lụy về sức khỏe, tinh thần lâu dài hơn so với những bệnh trầm cảm thông thường. Ngoài việc chẩn đoán khó khăn thì những người ở bên cạnh cũng khó có thể nắm bắt cảm xúc hay kiểm soát được hành vi của người bệnh.
Trầm cảm khi cười thực tế không được công nhận là một tình trạng trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5). Tuy nhiên, chứng trầm cảm cười có thể được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm nặng với các đặc điểm không điển hình.
Cho đến nay, bệnh trầm cảm cười vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý hay có những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh chính xác, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là họ còn nuôi dưỡng những hành vi làm hại bản thân hoặc tự sát.
Bệnh trầm cảm cười có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có. Vậy chúng ta cần làm gì khi bị bệnh trầm cảm cười?
Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm cười tương tự như các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm nặng như dùng thuốc, sử dụng các liệu pháp tâm lý và thay đổi lối sống.
Trong đó, điều quan nhất là làm sao giúp người trầm cảm hay cười cởi mở với những người xung quanh nhiều hơn, đó có thể là một chuyên gia tâm lý trị liệu, một người thân trong gia đình hoặc một người bạn.
Việc nói chuyện với các chuyên gia tâm lý có thể sẽ đem lại rất nhiều điều hữu ích để giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm. Họ có thể đánh gia, đồng thời đưa ra những chiến lược để ứng phó với những suy nghĩ tiêu cực. Nếu họ thấy bạn có khả năng đáp ứng với thuốc hoặc các liệu pháp khác, họ cũng sẽ cân đối để giúp bạn giảm thiểu tối đa những triệu chứng của căn bệnh này.
Hãy lưu lại những số điện thoại, hotline, đường dây nóng,... bởi những đơn vị đã có sự uy tín trong việc phòng, ngăn chặn sự tự tử. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các đơn vị cung cấp dịch vụ, hỗ trợ về tinh thần trên các trang web, mạng xã hội. Họ sẽ luôn sẵn sàng nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có những hành động, suy nghĩ mà bản thân bạn không thể kiểm soát.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ có nhiều hội nhóm kết nối những người đang gặp vấn đề về tâm thần, chứng trầm cảm. Sự kết nối này sẽ giúp bạn có cơ hội tìm kiếm hoặc nhận được sự hỗ trợ, cách quản lý tình trạng cảm xúc của mình.
Liên minh Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần (NAMI) có một danh sách bao gồm 25 nguồn tài nguyên có thể giúp bạn cập nhật thông tin về bệnh, phương pháp điều trị, những nghiên cứu thí nghiệm về bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận được sự hỗ trợ về tài chính.
Bệnh trầm cảm cười có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có, vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh này, điều quan trọng nhất vẫn là nên đến các trung tâm y tế để thăm khám sức khỏe tinh thần, từ đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, can thiệp để giải quyết căn bệnh này một cách triệt để nhất.
Bệnh trầm cảm cười không được công nhận là một bệnh cảnh trên lâm sàng nên hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn chính xác để xác định chẩn đoán, cũng như phác đồ điều trị. Do đó, để điều trị chứng trầm cảm cười thì bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện, cũng như triệu chứng của mỗi người để đưa ra những chẩn đoán, đồng thời lên kế hoạch điều trị, tư vấn.
Mặc dù có nhiều đặc điểm khác biệt so với các thể bệnh trầm cảm khác nhưng việc điều trị hội chứng trầm cảm cười cũng dựa theo phác đồ điều trị của bệnh trầm cảm nói chung.
Việc điều trị trầm cảm cười bao gồm việc dùng thuốc, sử dụng liệu pháp tâm lý, xây dựng lối sống lành mạnh, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó, quá trình điều trị cũng có những thay đổi phụ thuộc vào sức khỏe, thể chất, cũng như độ tuổi của người bệnh.
Với những người thân trong gia đình cần quan tâm đến người bệnh nhiều hơn, luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, bao dung, thấu hiểu không để họ cảm thấy cô đơn, có những cảm xúc tiêu cực. Khi thấy họ có những biểu hiện trầm cảm cười hãy cố gắng chia sẻ, động viên và cùng họ đến các trung tâm y tế để thăm khám, và nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
Nguồn tham khảo:verywellmind.com, healthline.com, medicalnewstoday.com
82
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
82
Bài viết hữu ích?