Đạp xe là một hoạt động thể chất thú vị được nhiều người áp dụng để tăng cường sức khỏe. Không những vậy đạp xe còn giúp tăng cơ, giảm mỡ khá hiệu quả. Vậy đạp xe tăng cơ nào?
1. Bài tập đạp xe tăng cơ nào tốt nhất?
Nhiều người đặt ra câu hỏi đạp xe có tăng cơ không? Đạp xe tăng cơ nào? Từ cả góc độ tốc độ và sức mạnh,đạp xe rất tốt cho việc xây dựng cấu trúc cơ bắp và tác dụng đến sức bền của tim mạch. Bài tập đạp xe đạp tác động đến nhiều cơ trong cơ thể, giúp cải thiện trương lực và độ nét.
Khi ngồi và thực hiện động tác đạp xuống, các cơ chính được sử dụng là cơ tứ đầu (phía trước đùi), cơ bắp chân và cơ mông. Khi bơi lên, cơ gân kheo (phía sau đùi) và cơ gấp hông (phía trước hông) sẽ hoạt động mạnh để chống lại lực cản.
1.1. Đạp xe tác dụng đến nhóm cơ chân và hông
Bài tập đạp xe ngay cả trong phòng tập hay đạp xe ngoài trời đều là bài tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Tác dụng của bài tập này là đốt cháy calo, cải thiện sức bền của tim mạch và cơ bắp. Đồng thời, bài tập này cũng có tác động đến một số nhóm cơ chính trong cơ thể.
Đạp xe đạp có tăng cơ chân hay không? Đạp xe là một bài tập thể dục tuyệt vời dành cho các cơ ở vùng chân. Tác dụng của bài tập là làm săn chắc cũng như tăng cường cơ bắp ở đùi và hông, đặc biệt khi thực hiện động tác đạp căng chân.
Với những người luyện tập tích hợp những bài tập phát triển cơ bắp cùng với quá trình đạp xe sẽ giúp phát triển gân kheo, cơ mông và bắp chân, đồng thời có thể làm săn chắc bắp chân và tăng cường sức mạnh vùng cơ lõi.
1.2. Đạp xe tác dụng đến cơ tứ đầu đùi và nhóm cơ Hamstrings
Đạp xe là một hoạt động tập luyện tuyệt vời cho cả cơ gân kheo- vùng mặt sau của đùi và cơ tứ đầu- vùng mặt trước của chân. Các cơ này hoạt động đồng thời cùng nhau tác dụng tạo ra sức mạnh khi đạp xe nên bài tập có tác dụng phát triển các nhóm cơ này.
Cách tốt nhất để tập trung sức mạnh vào từng nhóm cơ chân là thực hiện đường đạp toàn bàn chân. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn cần thực hiện chuyển động đạp xe theo hình tròn thay vì đẩy như piston. Cơ tứ đầu chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc đẩy bàn đạp xuống, trong khi các cơ gân kheo thực hiện hành trình lên và có thể tập trung một cách đặc biệt bằng cách tăng độ cản cho xe đạp hoặc tập trên địa hình giả lập như đạp lên dốc hay đạp lên đồi.
1.3. Đạp xe tác động đến nhóm cơ bắp chân
Đạp xe đạp có tăng cơ chân hay không? Bên cạnh tác động đến cơ tứ đầu đùi và nhóm cơ Hamstrings, bài tập đạp xe còn có tác động đến cơ bắp chân. Cơ bắp chân săn chắc có tác dụng dễ dàng duy trì đạp xe trong thời gian kéo dài hơn. Đồng thời, cơ bắp chân khỏe cũng có tác dụng ngăn ngừa các chấn thương thường gặp khi đạp xe, như nẹp ống chân. Các bài tập có thể thực hiện để tăng cường cơ vùng bắp chân bao gồm nâng bắp chân đứng và gập mắt cá chân.
1.4. Đạp xe tác động đến nhóm cơ mông
Cơ mông có vai trò then chốt trong việc tạo sức mạnh cho chuyển động đạp xe. Trong quá trình đạp xe, khi bạn đứng lên và đạp xe, cơ mông chịu áp lực và đóng góp vào sức mạnh chuyển động.
1.5. Đạp xe tác động đến nhóm cơ lưng của cơ thể
Đạp xe tăng cơ nào? Bên cạnh tác động đến nhóm cơ lưng, cơ tứ đầu đùi, cơ bắp chân thì việc thường xuyên luyện tập đạp xe đạp còn có tác dụng cải thiện sức mạnh của cơ lưng. Đồng thời, để cải thiện hiệu suất đạp xe bạn cũng có thể kết hợp chúng với các bài tập cơ lưng bổ sung.
Các cơ lưng có tác dụng giữ cho lưng ở trạng thái thẳng và cân bằng trong quá trình đi xe đạp. Bạn có thể nắm chặt vào thanh tay cầm đồng thời nghiêng người về phía trước một góc khoảng 45 độ. Nếu bạn đang cảm thấy bị nghiêng người quá nhiều, bạn có thể nâng thanh tay cầm lên để điều chỉnh độ cao sao cho phù hợp với bản thân.
2. Cách đạp xe giúp tăng cơ tốt và nhanh nhất
Sau khi đã tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi, đạp xe có tăng cơ không và đạp xe đạp có tăng cơ chân không thì chúng ta cần biết về cách đạp xe sao cho tăng cơ tốt và nhanh nhất. Các bước đạp xe để cải thiện cơ bắp, cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm vị trí luyện tập phù hợp như dốc hoặc núi để sử dụng cơ bắp chân tốt hơn: Khi đạp xe lên một dốc hoặc núi đòi hỏi bạn phải đẩy trọng lượng của cơ thể và trọng lượng xe đạp của bạn với 3 nhóm cơ, cơ tứ đầu đùi, cơ gân kheo và cơ mông lớn.
Bước 2: Đứng đạp xe: Việc đạp xe có thể sử dụng phần lớn các cơ, cơ tứ đầu, cơ gân kheo và cơ mông trong pedal khi bạn ngồi. Thực hiện nâng gót chân trong khi đứng trên pedal sẽ giúp sử dụng nhiều cơ bắp hơn.
Bước 3: Đạp pedal chậm hơn để có thể sử dụng nhiều cơ: Khi đạp pedal chậm hơn sẽ làm giúp luyện tập cơ bắp được nhiều hơn.
Bước 4: Chuyển sang những bánh răng cưa ở mức cao hơn: Khi chuyển sang những bánh răng cao hơn sẽ cho khả năng có thể chịu lực cao hơn trên các bề mặt ngang hay những điểm dốc nhẹ. Ở những mức răng cưa cao hơn thì cơ bắp cũng có điều kiện để luyện tập nhiều hơn.
Bước 5: Thực hiện các cú tăng tốc nhanh để xây dựng cơ bắp chân: Đạp xe tăng tốc nên được thực hiện trên một quãng đường thẳng ở tư thế ngồi hay đứng và một sự kết hợp tốt nhất nếu như thực hiện được cả hai sẽ giúp phát triển cơ bắp chân tốt hơn.
3. Lưu ý để đảm bảo an toàn khi đạp xe
Để quá trình đạp xetăng cơ được an toàn, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Tư thế khi đạp xe: Tư thế đi xe đạp có tác động đến hiệu quả rèn luyện cơ bắp. Tư thế đạp xe đúng là cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duỗi thẳng, thở bằng miệng và hít bằng mũi, khi đạp xe hai chân duỗi gần thẳng hết khi đạp pedal ở vị trí thấp nhất sao cho đầu gối và hông luôn phối hợp nhịp nhàng.
Động tác khi đạp xe: Đạp xe đúng cách bao gồm 4 động tác thống nhất đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên rồi nâng bàn đạp và đẩy xuống là hoàn thành một nhịp đạp xe. Như vậy, đạp xe nhịp nhàng tác dụng tiết kiệm sức lực và đẩy nhanh tốc độ.
Tốc độ khi đạp xe: Đạp xe nhẹ nhàng cũng rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn có thể đạp xe tăng tốc 3 lần và đạp với hết khả năng của mình. Ví dụ về một buổi đạp xe kéo dài trong thời gian 30 phút thì 10 phút đầu đạp với tốc độ từ 20 đến 25 km/h để làm nóng và cũng là thời gian ra đến đường tập chính, 10 phút sau đó đạp xe nhanh hết mức có thể. Để đạp xe với tất cả khả năng, người tập nên có một đồng hồ đo thời gian và tốc độ và so sánh tốc độ cao nhất để đạt được.
Điều chỉnh độ cao yên xe phù hợp: Khi bạn đang ngồi lên xe đạp thì chân phải thẳng với bàn chân nằm ngang đang vị trí điểm thấp nhất của vòng quay bàn đạp. Bạn cần chú ý là không để chân ở vị trí phải “vươn” ra để tới bàn đạp, như thế đầu gối sẽ được co duỗi hợp lý, không bị quá “căng” mà cũng không bị quá “trùng”.
Đội mũ bảo hiểm khi đạp xe đạp: Đội mũ bảo hiểm không thể phòng tránh được tất cả các tai nạn, nhưng sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp đúng cách thì bạn đã giảm thiểu được 90% những sự tổn thương não bộ không đáng có khi tai nạn xảy ra. Điều quan trọng cần lưu ý là lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm an toàn, chắc chắn, kích cỡ vừa với đầu, và nhớ chốt dây an toàn khi đạp xe.
Không nên đạp xe quá lâu: Đạp xe trong thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng sinh lý của người tập. Chính vì thế bạn chỉ nên tập luyện các bài tập với xe đạp ở mức độ vừa phải tác dụng để rèn luyện sức khỏe. Nếu bạn đã xác định tập luyện để rèn luyện sức khỏe, tăng cường dẻo dai thì bạn có thể tập luyện với xe đạp tập thể dục tại nhà hoặc đạp xe ngoài trời trong khoảng thời gian kéo dài 30 phút mỗi ngày trong 3 tới 5 buổi mỗi tuần.
Khởi động kỹ trước khi đạp xe: Trước khi đạp xe, bạn nên tập luyện một vài động tác khởi động trước như: bật nhảy tại chỗ, xoay cổ chân cổ tay, chạy bộ, squat… Các bài tập khởi động sẽ giúp hạn chế tình trạng bị căng cơ, chuột rút, chấn thương… khi đạp xe.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Việc mất nước sẽ dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần và thể chất. Vì vậy, bạn cần cố gắng luôn đem theo nước khi đạp xe để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể. Lượng mồ hôi tiết ra trong quá trình tập luyện là khá lớn nên nguy cơ thiếu nước trong cơ thể người tập là rất cao. Việc bổ sung nước cần phải tuân theo nguyên tắc “3 đúng” dưới đây: Uống nước đúng lượng, đúng thời điểm và quan trọng nhất là đúng loại nước.
Hình: Việc mất nước sẽ dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần và thể chất
Tóm lại, đạp xe là một môn thể thao lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để việc đạp xe có hiệu quả trong việc tăng cơ thì người tập lên chú ý đến kỹ thuật và thời gian tập luyện. Bên cạnh đó khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, đạp xe tăng cơ nào thì bạn có thể thực hiện đạp xe ngay từ hôm nay để có được một vóc dáng như mình mơ ước.
Nguồn: safewise.com
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu