Zalo

Chỉ số axit uric trên 500 có nguy hiểm không?

Trang chủ | Tin tức | Hỏi đáp Bác sĩ Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tôi là nam năm nay 35 tuổi đã xét nghiệm máu nhiều lần và đa số nhận được kết quả chỉ số axit uric trên 500. Vậy chỉ số axit uric hơn 500 có bất thường và nguy hiểm không?
Anh Tuấn, Tiền Giang
Được trả lời và tư vấn bởi Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

Chào anh Tuấn.

Axit uric là một chất chuyển hóa quan trọng và xét nghiệm định lượng chất này có ý nghĩa chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh gút. Để biết chỉ số axit uric 500 trở lên là bình thường hay bất thường, chúng ta cần biết về ý nghĩa và giá trị bình thường của xét nghiệm này.

1. Chỉ số axit uric trên 500 có bất thường không?

Trước khi tìm hiểu về câu hỏi chỉ số axit uric trên 500 có bất thường và nguy hiểm không, chúng ta nên biết acid uric là gì và có nguồn gốc từ đâu. Theo bác sĩ, các nhân purin sau khi trải qua quá trình dị hóa sẽ hình thành nên axit uric, sau đó sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Nguồn gốc tổng hợp nên axit uric bao gồm cả nội sinh lẫn ngoại sinh, cụ thể như sau:

  • Nội sinh: Axit uric được tổng hợp từ các quá trình chuyển hóa diễn ra trong cơ thể, cụ thể là khi các tế bào chết theo quy luật tự nhiên khiến các nhân purin bị phá hủy và chuyển thành axit uric;
  • Ngoại sinh: Tiêu thụ thực phẩm nguồn gốc động vật với hàm lượng purin cao như hải sản, thịt đỏ, nội tạng…

Trong điều kiện bình thường, quá trình tổng hợp và đào thải axit uric sẽ diễn ra ổn định và cân bằng. Ngược lại khi quá trình chuyển hóa purin gặp bất thường sẽ khiến chỉ số axit uric máu tăng cao, qua đó tạo điều kiện phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm và trong đó sẽ không thể bỏ qua bệnh gút.

Ngoài chẩn đoán bệnh gout, chỉ số axit uric còn đánh giá được các rối loạn chức năng thận
Ngoài chẩn đoán bệnh gout, chỉ số axit uric còn đánh giá được các rối loạn chức năng thận

Vì vậy, xét nghiệm định lượng axit uric máu sẽ được sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán các bệnh lý liên quan, cụ thể được chỉ định như sau:

  • Người có biểu hiện của bệnh gút, đồng thời xét nghiệm axit uric máu còn được thực hiện định kỳ để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị cho những trường hợp đã được chẩn đoán bệnh gút;
  • Bệnh nhân cần theo dõi chức năng thận sau chấn thương, xác định nguyên nhân sỏi thận hoặc chẩn đoán rối loạn chức năng thận;
  • Bệnh nhân ung thư sau xạ trị hoặc hóa trị liệu.

Để biết chỉ số axit uric hơn 500 có bất thường không, chúng ta cần biết về giá trị bình thường của xét nghiệm này. Theo đó, chỉ số axit uric máu ở nam giới bình thường là dưới 420 (μmol/lít) và với nữ giới là dưới 360 (μmol/lít). Như vậy có thể thấy chỉ số axit uric 500 trở lên là đã vượt quá giới hạn bình thường và chúng ta có thể tạm gọi là “bất thường” vì còn phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng của người bệnh.

2. Chỉ số axit uric hơn 500 ở mức nào thì cảnh báo nguy hiểm?

Với những thông tin ở phần trên, chúng ta có thể thấy chỉ số axit uric trên 500 là cao hơn bình thường, tuy nhiên tùy từng kết quả cụ thể sẽ được đánh giá đánh giá tăng ở mức độ nặng hay nhẹ, cụ thể như sau:

  • Mức 1: Chỉ số axit uric dưới 380 μmol/lít là bình thường và an toàn;
  • Mức 2: Chỉ số axit uric từ 380 đến 420 (μmol/lít) là tăng nhưng trong ngưỡng chấp nhận được;
  • Mức 3 và 4: Chỉ số axit uric tương ứng từ 420 đến 480 và từ 480 đến 580 (μmol/lít): Người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng của cơn gút cấp với tần suất tỷ lệ thuận với mức tăng của axit uric;
  • Mức 5 và 6: Axit uric từ 580 đến 700 μmol/lít và trên 700 (μmol/lít): Mức tăng này thường là ở giai đoạn gút mạn tính với sự xuất hiện đặc trưng của các hạt tophi dưới da.

3. Cần làm gì khi chỉ số axit uric trên 500?

Trong trường hợp chỉ số axit uric hơn 500 và có biểu hiện của bệnh gút, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ tư vấn về các biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp. Trường hợp chỉ có chỉ số axit uric 500 trở lên và không có biểu hiện bệnh gút, một chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp ăn uống hợp lý sẽ giúp ổn định nồng độ axit uric và dự phòng sự xuất hiện của bệnh gút. Lời khuyên của bác sĩ cụ thể như sau:

  • Thói quen sinh hoạt tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng và BMI trong giới hạn cho phép;
  • Dinh dưỡng: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ và hải sản;
  • Tránh sử dụng rượu bia;
  • Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước khoáng có kiềm;
  • Tránh một số thuốc làm tăng axit uric máu như lợi tiểu, aspirin liều thấp và corticosteroid.

Xin thông tin đến anh.

Qua chia sẻ của anh, có thể thấy xét nghiệm máu vốn là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bởi thông qua xét nghiệm trên bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể được vấn đề sức khỏe hiện tại để từ đó đưa ra hướng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Điều này có vai trò giúp giảm thiểu được tối đa những biến chứng về sức khỏe đối với người bệnh.

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi. Nếu có thắc mắc nào khác, anh vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Dripcare. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888

141

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số axit uric 600 là cao hay thấp? Có nguy hiểm không?

Chỉ số axit uric 600 là cao hay thấp? Có nguy hiểm không?

Cân nặng bao nhiêu là chuẩn với nam và nữ?

Cân nặng bao nhiêu là chuẩn với nam và nữ?

Chỉ số axit uric 440-450 bị gút chưa?

Chỉ số axit uric 440-450 bị gút chưa?

Chỉ số axit uric 470 cao hay thấp? Đã bị gút chưa?

Chỉ số axit uric 470 cao hay thấp? Đã bị gút chưa?

Chỉ số acid uric 800 có cao quá không? Có chắc chắn bị gút không?

Chỉ số acid uric 800 có cao quá không? Có chắc chắn bị gút không?

141

Bài viết hữu ích?