Zalo

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B12 là loại vitamin nhóm B rất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, liên quan đến việc tạo huyết sắc tố cung cấp oxy cho các mô tế bào cũng như duy trì hoạt động của các tế bào thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các bệnh lý như thiếu máu hoặc suy giảm trí nhớ. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì?

1. Thiếu vitamin B12 là như thế nào?

Trước khi giải thích cụ thể việc “thiếu vitamin B12 sẽ bị bệnh gì?” thì người bệnh cần hiểu rõ như thế nào là thiếu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 được chẩn đoán dựa trên công thức máu toàn phần và xét nghiệm định lượng vitamin B12, folate, trong đó:

  • Công thức máu toàn phần (CBC): Thường phát hiện ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Sự thiếu hụt mô và các chỉ số đại hồng cầu có thể báo hiệu sự tiến triển thiếu máu.
  • Nồng độ vitamin B12 < 200 pg/mL (< 145 pmol/L) cho thấy sự thiếu hụt vitamin B12.
  • Nồng độ folate thấp cũng cần được phân biệt với thiếu vitamin B12 hay thiếu hụt folate thực sự.
  • Ngoài ra, mức homocysteine cũng có thể tăng lên cùng với sự thiếu hụt vitamin B12 hoặc thiếu folate.
Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì là lo lắng của nhiều người
Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì là lo lắng của nhiều người

2. Nguyên nhân gây thiếu vitamin B12

Hầu hết lượng vitamin B12 trong cơ thể người được hấp thu từ chế độ ăn hàng ngày bởi có rất nhiều thức ăn giàu vitamin B12 được con người sử dụng. Ngoài ra, cơ thể người còn có cơ chế tích lũy vitamin B12 để sử dụng khi cần thiết và khả năng tích trữ cũng trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc hấp thu vitamin B12 của cơ thể cũng không quá hiệu quả với chỉ khoảng 2% tổng hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm. Điều này làm các tình trạng thiếu hụt vitamin B12 có thể xảy ra khi có các rối loạn như:

  • Thiếu máu: Protein đặc hiệu giúp kết hợp với vitamin B12 trong thức ăn ở dạ dày được hoà tan trong máu. Do đó, thiếu máu khiến cơ thể hấp thu vitamin B12 kém hơn.
  • Viêm teo dạ dày: Khiến cho niêm mạc dạ dày mỏng đi, hoạt động dạ dày cũng kém hơn, khả năng tiêu hoá và hấp thu vitamin B12 vì vậy mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Bệnh lý đường ruột như ký sinh trùng, bệnh Celiac, bệnh Crohn, sự phát triển của vi khuẩn làm cản trở hoạt động hấp thu vitamin B12.
  • Bệnh lý miễn dịch như bệnh Graves và Lupus miễn dịch.
  • Do thuốc: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc điều trị đái tháo đường.

Ngoài ra, người ăn chay trường cũng có khả năng thiếu hụt vitamin B12 do hàm lượng vitamin này trong các loại thịt động vật, trứng, sữa là rất cao, cũng là nguồn cung cấp vitamin B12 chủ yếu trong chế độ ăn của con người. Các trường hợp này có thể xem xét bổ sung vitamin B12 qua đường uống hoặc tiêm.

3. Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Mặc dù là loại vitamin nhóm B quan trọng nhưng việc thiếu hụt vitamin B12 thường hiếm khi xảy ra. Do đó, nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc liệu thiếu vitamin B12 sẽ gây bệnh gì?  Câu trả lời chính là:

  • Suy nhược cơ thể: Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu, suy nhược cơ thể và mệt mỏi kéo dài.
  • Tổn thương thần kinh: Hệ thần kinh cần sự có mặt của vitamin B12 để hoạt động ổn định. Do đó, khi thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các tổn thương thần kinh, suy nhược thần kinh. Nặng nề hơn, thiếu vitamin B12 còn có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên, thần kinh thị giác hay gây thoái hoá tuỷ sống do lớp bảo vệ dây thần kinh được hình thành từ vitamin B12 không còn nguyên vẹn. Triệu chứng phổ biến là những suy nhược về thần kinh cũng như cảm giác tê bì tay chân.
  • Thiếu máu nặng: Bệnh nhân có triệu chứng lưỡi to, mất gai lưỡi, nặng hơn có thể suy tim và nguy hiểm tới tính mạng.
  • Suy giảm thị lực: Người thiếu vitamin B12 có thể bị suy giảm thị lực do hoạt động và chức năng dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng.
  • Rối loạn tiêu hoá: Thiếu vitamin B12 cũng có thể dẫn tới các vấn đề tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,… có thể tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị.
Biết được thiếu vitamin B12 sẽ gây bệnh gì sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
Biết được thiếu vitamin B12 sẽ gây bệnh gì sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả

4. Xử trí thiếu vitamin B12 như thế nào?

Với các trường hợp thiếu hụt vitamin B12 nhẹ có thể bổ sung dựa vào cải thiện chế độ ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 có thể bổ sung trong chế độ ăn uống bao gồm:

  • Cá, thịt, gia cầm, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Ngao và gan bò.
  • Một số loại ngũ cốc ăn sáng, men dinh dưỡng và các sản phẩm thực phẩm khác được bổ sung vitamin B12.

Các trường hợp thiếu vitamin B12 trung bình - nặng hoặc trường hợp đặc biệt như ăn chay trường thì có thể cân nhắc bổ sung vitamin B12 đường uống hoặc tiêm:

  • Vitamin B12 từ 1000-2000 mcg đường uống có thể được sử dụng 1 lần/ ngày cho bệnh nhân không thiếu hụt quá trầm trọng hoặc dấu hiệu thần kinh
  • Đối với thiếu hụt nặng có thẻ dùng vitamin B12 1mg tiêm tĩnh mạch: 1-4 lần/ tuần trong vài tuần cho đến khi các bất thường huyết học được điều chỉnh, sau đó dùng 1 lần/ tháng. 
  • Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng thần kinh nếu đã kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm sẽ không thể hồi phục. Bên cạnh đó người cao tuổi khi thiếu vitamin B12 và có chứng mất trí nhớ, thận thức hầu như không cải thiện sau điều trị.

Tóm lại, thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các bệnh lý về huyết học như thiếu máu hoặc bệnh lý liên quan đến suy giảm thần kinh, nhận thức. Một số trường hợp sau khi bổ sung đủ vitamin B12 cần thiết người bệnh có thể khoẻ mạnh hoàn toàn nhưng các trường hợp người lớn tuổi hoặc tổn thương thần kinh nặng kéo dài thường khó trở lại trạng thái sức khoẻ ban đầu. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là 1 trong những nguyên nhân khiến cơ thể của bạn mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược, lão hóa, suy giảm hệ miễn dịch, tụt hoặc tăng cân không kiểm soát. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn không biết bổ sung bằng cách nào? Bổ sung bao nhiêu là đủ? thì hãy đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Sau khi có kết quả, nếu bạn bị thiếu vitamin thì bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị, đồng thời bổ sung các vi chất còn thiếu cho bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ăn gì để bổ sung Vitamin B2?

Ăn gì để bổ sung Vitamin B2?

Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Cơ thể mệt mỏi là thiếu chất gì?

Cơ thể mệt mỏi là thiếu chất gì?

Nhu cầu vitamin B2 của cơ thể con người

Nhu cầu vitamin B2 của cơ thể con người

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

76

Bài viết hữu ích?