Zalo

Xét nghiệm ure máu để làm gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm ure máu thường thấy trong các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Dù là người bệnh hay người khỏe mạnh đều nên chú ý đến chỉ số ure trong xét nghiệm máu là gì? Sau đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu về xét nghiệm ure trong máu và cách đọc kết quả xét nghiệm.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm ure máu là gì?

Ure máu là 1 phần thiết yếu khi tiến hành kiểm tra đánh giá sức khỏe hàng năm của mỗi người. Cơ thể sau khi nạp thức ăn sẽ chuyển hóa chất đạm và tạo ra sản phẩm cuối là ure máu. Sau đó sản phẩm này được đào thải qua thận. Thực hiện xét nghiệm ure máu bản chất thực sự là định lượng ure nitrogen trong máu để đánh giá tình trạng sức khỏe. Sơ đồ chuyển hóa protein trong cơ thể được mô tả theo chuỗi:

  • Protein > Axit amin > NH3 > Carbamoyl phosphate > Citrulin >Arginin > Ure.

Kết quả xét nghiệm ure máu được sử dụng để đánh giá kiểm tra tình trạng sức khỏe. Khi có sự thay đổi trong kết quả công thức máu, đặc biệt là chỉ số ure máu thì người bệnh cần kiểm tra chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và bệnh lý có nguy cơ mắc phải.

xét nghiệm ure máu
Xét nghiệm ure máu giúp đánh giá tình trạng sức khỏe

2. Xét nghiệm ure máu để làm gì?

Xét nghiệm ure máu nằm trong xét nghiệm công thức máu nên thường được kiểm tra định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra ure máu để bảo đảm sức khỏe.

2.1. Mục đích xét nghiệm ure máu

Chỉ số ure máu trong xét nghiệm được sử dụng là căn cứ đánh giá công thức máu. Khi ure trong máu không duy trì ở mức ổn định (khoảng 2,5 - 7,5 mmol/ l) thì cần đánh giá xem chỉ số tăng hay giảm so với mức thông thường.

Tăng/ giảm chỉ số ure máu đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu cơ thể tăng chỉ số ure thì cần hạn chế một số nhóm thực phẩm, còn giảm thì phải cung cấp để tránh suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh lý nguy hiểm. 

Một số trường có thể xuất hiện khi thay đổi chỉ số ure máu thường là:

  • Gan bị tổn thương;
  • Cơ thể suy nhược do thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu;
  • Máu không lưu thông tốt;
  • Cơ thể bị mất nước;
  • Đường tiết niệu tắc nghẽn;
  • Xuất huyết dạ dày;
  • Suy tim sung huyết.

Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý như tiểu đường hay bệnh gan thận cũng sẽ được đo lường và đánh giá qua chỉ số ure máu. 

Sau khi xác định được chỉ số ure máu, bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyến nghị bệnh nhân điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Cách điều chỉnh cụ thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn dựa trên nồng độ ure máu đo được thực tế.

2.2. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm ure máu

Xét nghiệm ure máu là 1 phần trong kiểm tra phân tích chỉ số công thức máu. Kết quả xét nghiệm máu đặc biệt là xét nghiệm ure trong máu có mối liên hệ mật thiết tới sức khỏe của mỗi người. Một số bệnh lý có thể khiến nồng độ ure máu thay đổi chính là:

  • Bệnh lý tim mạch;
  • Bệnh lý thần kinh;
  • Bệnh lý đường tiêu hóa;
  • Bệnh lý đường hô hấp;
  • Vấn đề thuộc phạm vi huyết học: Nồng độ ure trong máu thay đổi bất thường sẽ cảnh báo nguy cơ suy thận hoặc thiếu máu.

2.3. Một số trường hợp bệnh nhân thường được chỉ định kiểm tra chỉ số ure trong máu

Xét nghiệm ure máu thường thực hiện trong kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chẩn đoán bệnh khi có biểu hiện ốm sốt. Tuy nhiên, một vài trường hợp đặc biệt không chủ động thực hiện mà sẽ thông qua chỉ định bác sĩ để nhằm mục đích chẩn đoán hay phòng bệnh.

  • Chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm: Bệnh thận có yếu tố di truyền, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, đánh giá sức khỏe của người bệnh cao huyết áp, kiểm tra bệnh ở người có bệnh lý tim mạch.
  • Phòng bệnh thông qua một số biểu hiện có nghi ngờ là biến chứng từ bệnh thận: Đi tiểu với tần suất cao, đi tiểu quá ít, màu sắc nước tiểu bất thường, đi tiểu kèm máu, nước tiểu có bọt, tăng huyết áp hay nôn.
xét nghiệm ure máu
Xét nghiệm ure máu có thể giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm ure máu

Kết quả xét nghiệm ure máu được đánh giá thông qua quá trình hóa sinh. Người bệnh sẽ được nhận con số kết quả về nồng độ. Bạn đọc có thể tham khảo chỉ số ở mức bình thường với các thông số như sau:

  • Huyết thanh:
    • Ure: 2,5 - 7,5 mmol/ l;
    • BUN: 5 - 17 mg/ dL.
  • Nước tiểu:
    • Ure:  166 - 581 mmol/ 24h;
    • BUN: 5 - 16 mg/ 24h.
  • Tốc độ thanh thải của ure: 55 - 80 ml mỗi phút.
  • Nồng độ ure huyết thanh/ creatinin huyết thanh: 10 - 40.

Khi đọc kết quả kiểm tra ure trong máu, bác sĩ cũng dựa theo từng nhóm đối tượng bệnh nhân để phân tích đánh giá ra trường hợp cần cảnh báo. Những cảnh báo lâm sàng sau khi đọc kết quả xét nghiệm ure máu thường là:

  • Bệnh nhân cao tuổi (từ 60 tuổi);
  • Nồng độ creatinin trong huyết thành cao hơn 1,5 mg/ dL;
  • Người bệnh tiểu đường;
  • Bệnh nhân có nguy cơ di truyền bệnh thận;
  • Người bệnh đang điều trị hay sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến thận;
  • Người từng mắc bệnh lupus ban đỏ.

Các kiểm tra chỉ số công thức máu đặc biệt là ure máu được phân loại từ gói cơ bản đến chuyên sâu. Thông thường các phân tích kiểm tra định kỳ chỉ nằm ở mức độ cơ bản. Người bệnh có chỉ số biến động mạnh mới tiến hành làm chuyên sâu để chẩn đoán phòng bệnh. Tuy nhiên nếu chỉ là những kiểm tra cơ bản sẽ khó phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh triệt để. Do đó, người làm xét nghiệm nên tham khảo kỹ các phương pháp xét nghiệm máu từ cơ bản đến chuyên sâu để tiện theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe bản thân. 

Thực hiện xét nghiệm máu là 1 phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán đánh giá tình trạng sức khỏe. Dù khỏe mạnh thì kiểm tra phân tích công thức máu định kỳ cũng là cần thiết để kịp thời cân bằng và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời phát hiện sớm những biến đổi của cơ thể để kịp thời điều trị. Mỗi cá nhân nên chủ động làm kiểm tra phân tích máu để có kế hoạch sống lành mạnh và sức khỏe dẻo dai.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim

Những công dụng chính của tế bào gốc là gì?

Những công dụng chính của tế bào gốc là gì?

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Xét nghiệm máu phát hiện tiểu đường không? Cách đọc kết quả xét nghiệm máu tiểu đường

Xét nghiệm máu phát hiện tiểu đường không? Cách đọc kết quả xét nghiệm máu tiểu đường

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

70

Bài viết hữu ích?