Xét nghiệm nội tiết tố nữ là một phương pháp đánh giá so sánh những thay đổi về nội tiết trong cơ thể. Khi hormone nội tiết thay đổi cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề như mãn kinh, ảnh hưởng sinh sản, tâm lý rối loạn… Nếu phát hiện sớm có thể kịp thời điều trị và giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm do rối loạn nội tiết gây ra.
Có nhiều nguyên nhân để thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ. Trong đó, phần lớn người thực hiện xét nghiệm này có nhu cầu chẩn đoán, theo dõi và sàng lọc bệnh. Do đó, khi cơ thể có bất kỳ ảnh hưởng nào bất thường, bạn đều nên thực hiện các xét nghiệm nội tiết để loại trừ nguy cơ bệnh và điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Để biết xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm những gì cần dựa vào các chỉ số ảnh hưởng đến hormone nội tiết. Có nhiều chỉ số xét nghiệm được phân tích đánh giá có mối liên hệ. Sau đây là một vài chỉ số cần lưu ý để đánh giá kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ:
Testosterone là nội tiết tố nam nhưng tồn tại cả trong cơ thể nữ. Do đó hormone này vẫn ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ. Khi chỉ số xét nghiệm cơ thể trong khoảng 15 - 70 mg/dL tức là cơ thể đang bình thường.
Với phụ nữ estrogen là hormone quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình tâm sinh lý. Một người phụ nữ khỏe mạnh kết quả xét nghiệm estrogen thường trong khoảng 70 đến 220 pmol/L. Trong cơ thể có 3 dạng tồn tại của estrogen với ký hiệu lần lượt là E1, E2, E3.
E1 là estrone có hoạt động yếu nhất trong 3 loại nhưng lại tồn tại duy nhất và được sản sinh sau khi mãn kinh. Estradiol là E2 có tính phổ biến hơn. Khi cơ thể dư thừa E2 sẽ gây ra các biểu hiện: rụng tóc, đau đầu hay rối loạn kinh nguyệt. Một số trường hợp quá kích E2 sẽ gây ra ung thư vú. Cuối cùng là E3 estriol xuất hiện nhiều ở trong thai kỳ nên thường dùng để đánh giá sức khỏe cho thai nhi.
Khi nồng độ progesterone trong cơ thể nữ tăng cao sẽ gây ra mệt mỏi, giảm nhu cầu sinh lý, rối loạn tâm lý, mụn trứng cá hay đau ngực… Tuy nhiên nếu tăng trong thai kỳ lại có thể bảo vệ sức khỏe cho thai nhi tốt. Do vậy, bạn nên kiểm tra chỉ số vào ngày 21 hoặc 22 của chu kỳ để đánh giá nếu trong khoảng 5 - 20 ng/mL thì cơ thể không bị rối loạn nội tiết.
FSH có vai trò hỗ trợ phát triển noãn giúp cho buồng trứng hoạt động tốt hơn. Do đó khi nồng độ tăng sẽ gây ra buồng trứng đa nang hoặc ảnh hưởng chức năng buồng chứng. Thông thường chỉ số FSH bình thường sẽ khoảng 1,4 - 9,6 IU/L ở ngày thứ 2 ,3, 4 của chu kỳ.
AMH có ý nghĩa trong điều trị vô sinh hiếm muộn. AMH cao hay thấp đều có nguy cơ gây vô sinh. Do đó, bạn nên kiểm tra đề đánh giá tình trạng AMH cơ thể khi khó có con. Mọi thời điểm chỉ số này dao động trong khoảng 2 - 6,8 ng/ ml.
Thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH và LH kích thích sản xuất estrogen từ buồng trứng. Bệnh nhân buồng trứng đa nang có thể liên quan đến LH tăng cao. Do đó, với câu hỏi xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào thì bạn nên kiểm tra LH ở ngày thứ 2, 3, 4 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kết quả trong khoảng 0,8 - 26 IU/L là bình thường.
Phụ nữ sau sinh có thể tiết ra sữa là nhờ prolactin. Hormone này sẽ ngăn trứng rụng và ức chế hormone sinh sản nên thường tăng cao. Tuy nhiên, nếu vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây vô sinh. Thông thường cơ thể có nồng độ prolactin phù hợp ở mức 127 - 637 microU/ mL.
Mỗi người sẽ có thời điểm xét nghiệm khác nhau trong đời. Phần lớn thời điểm xét nghiệm nội tiết dựa trên biểu biện sức khoẻ và độ tuổi. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và điều chỉnh cơ thể ổn định hơn. Các trường hợp xét nghiệm nội tiết tố thường bao gồm một số biểu hiện dễ nhận thấy như:
Hầu hết các xét nghiệm nội tiết cũng như xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào phụ thuộc vào sức khoẻ bệnh nhân. Một phần rối loạn nội tiết có thể chịu ảnh hưởng do hoạt động tuyến giáp rối loạn. Do đó, với người có tiền sử bệnh lý tuyến giáp cũng là dấu hiệu cần kiểm tra nội tiết tố để kịp thời phát hiện điều trị.
Xét nghiệm hormone nội tiết tố nữ được đánh giá theo từng đối tượng. Dựa vào loại hormone cần xét nghiệm thời gian thực hiện có thể thay đổi, do đó cần lưu ý chuẩn bị trước khi được yêu cầu thực hiện xét nghiệm:
Có 4 bước chính cần thực hiện khi làm xét nghiệm nội tiết tố nữ. Sau đây là 4 bước giúp bạn đọc hiểu rõ xét nghiệm nội tiết tố nữ bằng cách nào:
Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn đọc hiểu hơn xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì. Có nhiều xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định hướng dẫn khác nhau. Do đó, bản thân người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và trao đổi mọi biểu hiện bất thường của cơ thể với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
6118
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Xét nghiệm nào có thể phát hiện chứng vô sinh ở nam giới?
Những xét nghiệm nào có thể phát hiện rối loạn cương dương?
Sự giao thoa của liệu pháp thay thế testosterone và khả năng sinh sản
So sánh Enclomiphene và TRT truyền thống: Ưu và nhược điểm
DHEA-S - Tất cả về hormone và những điều xảy ra từ hormone này
6118
Bài viết hữu ích?