Lactate dehydrogenase, viết tắt là LDH, là một enzyme có mặt trong hầu hết các tế bào và mô như cơ vân, cơ tim, gan, thận, hạch bạch huyết, não, lách, tụy, dạ dày, hồng cầu, bạch cầu... LDH tham gia vào phản ứng chuyển hóa Pyruvate thành lactat, giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể sử dụng.
Khi cơ thể bình thường, LDH chỉ tồn tại trong tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ trong máu. Tuy nhiên, khi có tình trạng hủy hoại mô, tế bào như chấn thương... sẽ khiến LDH được giải phóng vào máu khiến nồng độ LDH trong máu tăng cao. Do đó, xét nghiệm LDH là xét nghiệm đo lường nồng độ enzyme LDH trong máu, giúp các bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu tổn thương mô và tế bào.
Vậy nguyên lý của xét nghiệm LDH là gì? Hoạt độ LDH trong máu được đo bằng phương pháp động học enzyme. Lactate và ND+ được chuyển hóa thành pyruvat và NADH dưới tác dụng của enzyme LDH. Do đó, hoạt độ của LDH sẽ được đo bằng sự gia tăng NADH theo thời gian.
Tuy nhiên, xét nghiệm LDH máu đơn lẻ là chưa đủ để kết luận nguyên nhân bệnh lý nên cần kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Vì enzyme LDH có mặt ở nhiều mô khác nhau trong cơ thể nên sẽ được phân thành nhiều loại, bao gồm:
Xét nghiệm LDH máu cho biết sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương tế bào và mô cũng như được chỉ định để theo dõi tiến triển của một số bệnh lý như ung thư, bệnh thận, bệnh gan, … Do đó, xét nghiệm LDH thường được thực hiện trong các trường hợp sau:
Nồng độ LDH trong máu người bình thường khỏe mạnh là từ 110 – 210 IU/L hay 1,83-3,59 µkat/L. Đây là giá trị tham chiếu và có thể thay đổi theo độ tuổi, phòng thí nghiệm. Ngoài ra, mức LDH ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cao hơn người trưởng thành.
Sự thay đổi mức LDH trong cơ thể là dấu hiệu chứng tỏ có sự bất thường về tế bào hoặc mô, cụ thể:
Xét nghiệm LDH có kết quả cao hơn bình thường là dấu hiệu của tổn thương mô, có thể là những tình trạng sau:
Tình trạng giảm mức LDH hiếm khi xảy ra. Trên thực tế, có 2 loại đột biến gen có thể làm cho LDH giảm thấp. Ngoài ra, một số người có LDH thấp do sử dụng một lượng lớn vitamin C.
Kết quả xét nghiệm LDH máu có thể bị ảnh hưởng bởi:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ LDH trong máu. Bởi vậy, xét nghiệm LDH thường được kết hợp với một số xét nghiệm hỗ trợ khác. Do đó, trong mọi trường hợp, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định các xét nghiệm phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
36712
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
36712
Bài viết hữu ích?