Zalo

Xét nghiệm ASAT (SGOT) có ý nghĩa gì trong đánh giá sức khỏe của gan?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm chức năng gan là 1 trong những xét nghiệm sinh hóa thường, được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan và tìm ra chỉ điểm tổn thương gan. Xét nghiệm chức năng gan bao gồm nhiều chỉ số khác nhau. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết xét nghiệm ASAT là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm ASAT là gì?

Xét nghiệm chức năng gan được bác sĩ chỉ định trong các xét nghiệm tổng quát, khi bệnh nhận có dấu hiệu sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, nghi ngờ mắc các bệnh lý về gan và trong quá trình theo dõi điều trị của nhiều thuốc. Đặc biệt, xét nghiệm chức năng gan hay được chỉ định nhất khi bệnh nhân xuất hiện một số dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm bệnh gan như vàng da, buồn nôn và nôn liên tục.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc định lượng nhiều loại enzym hoặc 1 số chất chuyển hóa/tổng hợp tại gan. Qua đó giúp bác sĩ đánh giá chức năng và chuyển hóa của cơ quan này. Các xét nghiệm sinh hóa  yếu thường được thực hiện bao gồm: Định lượng các transaminase, γGT (gamma-glutamyl transpeptidase), phosphatase kiềm và bilirubin.

Cụ thể, trong các xét nghiệm định lượng transaminase (hay aminotransferase), alanin aminotransferase (ALAT hay ALT, GPT) và aspartate aminotransferase (ASAT hay AST, GOT, SGOT) là những enzym được giải phóng vào hệ tuần hoàn khi có tổn thương tế bào và động những dấu hiệu xấu về chức năng gan. Các enzym này có mặt nhiều trong gan và các tế bào cơ.

ALAT có chủ yếu trong gan, khi xét nghiệm máu cho thấy tăng nồng độ ALAT trong huyết tương là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan. ASAT là enzym không chỉ có mặt trong gan mà còn có mặt cả trong cơ tim, cơ vân, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu.. Do đó xét nghiệm ALAT sẽ đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan hơn so với xét nghiệm ASAT.

xét nghiệm ASAT
Chỉ số xét nghiệm ASAT vượt trên 40 IU/L được xem là bất thường

2. Chỉ định xét nghiệm ASAT khi nào?

Như đã đề cập ở trên, xét nghiệm chức năng gan nói chung và xét nghiệm ASAT nói riêng thường được yêu cầu khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý tình trạng rối loạn chức năng gan hoặc túi mật (vàng da…) như:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan;
  • Bệnh nhân béo phì, người bị rối loạn chuyển hóa;
  • Người có tình trạng tăng lipid máu;
  • Bệnh nhân đái tháo đường.
  • Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ viêm gan virus như: Người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn, người tiêm chích ma túy hoặc hay truyền máu.

Xét nghiệm ASAT cũng có thể được chỉ định thực hiện khi bác sĩ cần đánh giá tổng thể một bệnh nhân suy nhược, sụt cân đột ngột. Đồng thời, xét nghiệm này cũng dùng để theo dõi ung thư, xơ gan và đánh giá một bệnh nhân nghiện rượu.

Xét nghiệm chức năng gan nói chung và xét nghiệm ASAT nói riêng được tiến hành bằng cách lấy máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Cần ghi nhận tất cả các thuốc đang sử dụng của người bệnh có khả năng làm thay đổi kết quả xét nghiệm ASAT và các xét nghiệm chức năng gan khác.

3. Chỉ số xét nghiệm ASAT thế nào là bất thường, nó có ý nghĩa gì trong đánh giá sức khỏe của gan?

Chỉ số xét nghiệm ASAT vượt trên 40 IU/L được xem là bất thường. Dựa vào chỉ số này có thể tìm ra nguyên nhân gây tình trạng men gan tăng cao. Chỉ số xét nghiệm ASAT tăng cao có ý nghĩa chỉ điểm các bệnh lý liên quan đến gan:

  • Viêm gan: Khi người bệnh mắc viêm gan cấp do virus, chỉ số xét nghiệm ASAT, ALAT, GGT của bệnh nhân có thể tăng 1-2 lần. Nhiều trường hợp viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan, chỉ số xét nghiệm ASAT có thể lên tới 5000 UI/L;
  • Với người sử dụng bia rượu: Khi gan bị tổn thương do rượu, chỉ số xét nghiệm ASAT thường tăng từ 2-10 lần;
  • Suy gan: Một trong các chỉ số xét nghiệm ASAT, ALAT, GGT có thể tăng đến 5000IU/L khi gan bị suy hoặc rơi vào sốc;
  • Vàng da tắc mật: Các chỉ số xét nghiệm ASAT, ALAT, GGT tăng cao nhưng thường dưới ngưỡng 500 UI/L.
xét nghiệm ASAT
Xét nghiệm ASAT bao gồm việc định lượng nhiều loại enzym

4. Giá trị xét nghiệm ASAT có liên quan đến các rối loạn chuyển hóa, béo phì và một số tình trạng đặc biệt

  • Xét nghiệm ASAT có thể giảm trong thời kỳ mang thai, ngược lại việc tiêm bắp hoặc tập thể dục cường độ lớn dẫn đến tăng  số xét nghiệm ASAT.
  • Sự gia tăng transaminase nói chung, bao gồm cả chỉ số xét nghiệm ASAT tăng có thể phản ánh các rối loạn dinh dưỡng, đặc biệt là chứng béo phì (tuy nhiên sự gia tăng chỉ số xét nghiệm ASAT này không tương quan đến mức độ của tình trạng béo phì), tình trạng đái tháo đường kiểm soát kém. Xét nghiệm ASAT cũng liên quan đến một chế độ ăn quá nhiều năng lượng dẫn đến các rối loạn về gan.
  • Cảnh báo tác dụng phụ của các loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ở gan, gây ngộ độc tế bào gan khiến gan bị ngộ độc cấp tính, lúc này xét nghiệm ASAT men gan có thể tăng cao đến 3000IU/L. Cụ thể hơn xét nghiệm ASAT và ALAT tăng đáng kể và tương đương nhau (gấp 10 lần giới hạn trên) có thể là dấu hiệu của viêm gan cấp, tổn thương cấp tính không viêm gây ra bởi các thuốc như Paracetamol, thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm fibrat hoặc các thuốc chống động kinh, tình trạng ngộ độc do nấm (đặc biệt là nấm amanita), tắc ống mật.
  • Nếu hàm lượng xét nghiệm ASAT tăng lớn hơn ALAT, nguyên nhân có thể là một tổn thương ở cơ (đo nồng độ creatinin phosphokinase (CPK) cho phép khẳng định chẩn đoán), viêm gan do rượu hoặc bệnh lý xơ gan.

Mặt khác các chướng ngại ở đường mật (sỏi mật, khối u) có thể là nguyên nhân gây tăng các transaminase. Tuy nhiên trong trường hợp có ly giải tế bào gan và hoại tử cơ, nồng độ của xét nghiệm ASAT sẽ tăng nhiều hơn so với ALAT.

5. Chúng ta nên làm gì khi có kết quả xét nghiệm ASAT cao?

Nếu chỉ số xét nghiệm ASAT, ALAT, GGT trong máu tăng hơn mức bình thường, đặc biệt là chỉ số xét nghiệm ASAT, ALAT tăng gấp đôi bình thường trở lên, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cần hiện thêm những điều sau:

  • Thực hiện xét nghiệm viêm gan (B, C);
  • Nếu xét nghiệm ASAT tăng do viêm tắc đường ruột thì cần tìm nguyên nhân và điều trị triệt để;
  • Nếu bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan do bia rượu, bệnh nhân cần kiêng rượu, bia và các loại đồ uống có cồn.
  • Hạn chế bia rượu khi xét nghiệm ASAT bất thường.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để được theo dõi và đánh giá tiến triển bệnh.
  • Hạn chế mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát thừa cân béo phì.
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trong chỉ định của bác sĩ,không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc Nam, Ðông y hay thuốc chưa được kiểm chứng khoa học, điều này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với gan, thận;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày chú trọng bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho gan.

Nhìn chung, xét nghiệm ASAT (SGOT) đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe gan nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung. Để tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, bạn nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, nguy cơ mắc các bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì. Từ đó sẽ có những lời khuyên phù hợp về hướng xử lý.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

Nguy cơ gan nhiễm mỡ do bia rượu ở người thành đạt

Nguy cơ gan nhiễm mỡ do bia rượu ở người thành đạt

Gan nhiễm mỡ độ 1 không nên ăn gì và nên ăn gì?

Gan nhiễm mỡ độ 1 không nên ăn gì và nên ăn gì?

205

Bài viết hữu ích?