Cơ thể người có 3 loại tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó bạch cầu hay WBC có vai trò bảo vệ cơ thể. Việc xét nghiệm WBC sẽ hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Vậy WBC trong máu cao hay WBC trong máu thấp gợi ý điều gì?
WBC (hay White Blood Cell) là xét nghiệm cho thấy số lượng tế bào bạch cầu hay còn gọi là tế bào máu trắng của một người. Tế bào bạch cầu là một phần của hệ thống miễn dịch với vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác. Nhiều bệnh nhân thắc mắc WBC cao trong xét nghiệm máu là gì hay mang ý nghĩa như thế nào? Thông thường, khi bị ốm, tủy xương sẽ bị kích thích để tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại các vi sinh vật bên ngoài, bao gồm vi khuẩn, vi rút hoặc đôi khi là các chất lạ khác nhằm mục đích chính là bảo vệ cơ thể. Khi đó chỉ số WBC trong xét nghiệm máu cao hơn bình thường. Ngược lại, một số bệnh lý khác có thể khiến ức chế tủy xương và dẫn đến tạo ra ít tế bào bạch cầu hơn mức cần thiết. Khi đó, chỉ số WBC trong xét nghiệm máu thấp hơn giá trị bình thường. Một số bệnh lý có chỉ số WBC trong máu thấp hay gặp bao gồm một số bệnh ung thư, HIV/AIDS, nhiễm virus tấn công các tế bào bạch cầu hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc hóa trị ung thư.
Hiện nay, các nhà khoa học xác định được 5 loại tế bào bạch cầu chính trong cơ thể, bao gồm:
Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil);
Bạch cầu đơn nhân (Monophil);
Bạch cầu ái toan (Eosinophil);
Bạch cầu ái kiềm (Basophil);
Bạch cầu lympho.
Xét nghiệm WBC sẽ định lượng tổng số các tế bào bạch cầu kể trên, đồng thời phân tích kỹ hơn về số lượng cũng như tỷ lệ của từng loại.
2. Mục đích và cách đọc kết quả xét nghiệm WBC
Xét nghiệm đếm số lượng bạch cầu WBC thường được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích chẩn đoán các bệnh lý liên quan, bao gồm những bệnh khiến số lượng WBC trong máu cao và những bệnh khiến số lượng WBC trong máu thấp. Số lượng tế bào bạch cầu (WBC) của người trưởng thành bình thường sẽ không giống nhau hoàn toàn, nhưng giới hạn bình thường thường là từ 4.000 đến 10.000/microlit máu. Những bệnh lý sau đây thường làm cho chỉ số WBC trong xét nghiệm máu cao hơn bình thường:
Các bệnh lý tự miễn dịch: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch quay ngược lại tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể;
Nhiễm trùng do vi sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn, virus hoặc vi nấm;
Một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu và bệnh Hodgkin;
WBC trong máu cao còn có thể do phản ứng dị ứng;
Tổn thương mô do bỏng nặng hoặc sau phẫu thuật.
Khi xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu WBC trong máu thấp dưới 4.000/microlit đồng nghĩa bệnh nhân không thể chống lại các tác nhân nhiễm trùng theo cách bình thường. Bác sĩ điều trị sẽ thăm khám và xem xét các triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải cùng với các vấn đề y tế trước đây để tìm ra nguyên nhân đằng sau kết quả WBC trong xét nghiệm máu thấp, có thể bao gồm:
Các vấn đề hay bệnh lý tủy xương: Trung tâm xốp của xương được gọi là tủy xương là nơi tạo ra các tế bào máu, trong đó có tế bào bạch cầu. Do đó số lượng WBC trong máu thấp thường liên quan đến các vấn đề về tủy xương. Theo bác sĩ, một số nguyên nhân như tiếp xúc gần thường xuyên với một số hóa chất (như benzen và thuốc trừ sâu), một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư (bao gồm hóa trị và xạ trị) có thể làm tổn thương khả năng sản sinh bạch cầu của tủy xương;
Rối loạn tự miễn dịch: Một số trường hợp có WBC trong máu cao và một số bệnh tự miễn đặc biệt, như Lupus và viêm khớp dạng thấp, khiến cơ thể tấn công và tiêu diệt bạch cầu của cơ thể, từ đó làm số lượng WBC trongxét nghiệm máuthấp hơn bình thường;
Nhiễm trùng: Một số loại virus có thể ảnh hưởng đến chức năng tủy xương và gây ra tình trạng giảm bạch cầu trong một thời gian. Một số bệnh nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, có thể khiến cơ thể sử dụng hết số lượng bạch cầu có sẵn nhanh hơn mức có thể tạo ra. Đặc biệt, nhiễm HIV là nguyên nhân hàng đầu gây chết tế bào bạch cầu, do đó khiến chỉ số WBC trong máu thấp;
Thuốc: Một số loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, có thể phá hủy tế bào bạch cầu;
Suy dinh dưỡng: Không ăn uống đầy đủ hoặc thiếu một số loại vitamin nhất định, chẳng hạn như acid folic và vitamin B12, có thể ảnh hưởng đến cơ chế tạo ra bạch cầu của cơ thể;
Lạm dụng rượu là nguyên nha a có thể gây rối loạn các chất dinh dưỡng và qua đó ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu trong máu;
Các vấn đề về lá lách: Lá lách cũng là một cơ quan có thể tạo ra tế bào bạch cầu. Nhiễm trùng, huyết khối và các vấn đề khác có thể làm cho lách sưng to và không hoạt động bình thường, qua đó gây giảm số lượng bạch cầu trong cơ thể.
Lưu ý: Xét nghiệm WBC chỉ cho biết số lượng tế bào bạch cầu của bệnh nhân là tăng cao hay giảm thấp mà không giúp xác định chính xác nguyên nhân. Vì vậy, xét nghiệm WBC thường được thực hiện đồng thời với các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Bên cạnh đó, xét nghiệm WBC còn có vai trò trong việc theo dõi hiệu quả điều trị và cho biết mức độ bệnh có được cải thiện hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm WBC của bản thân, bệnh nhân hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải thích
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu