Zalo

Vì sao bạn bị teo da mặt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cấu trúc da mặt của chúng ta rất mỏng manh và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố, từ đó đưa đến các vấn đề khác nhau, trong đó có tình trạng teo da mặt. Vậy teo da là như thế nào và cần điều trị bằng cách nào?

1. Teo da mặt là gì?

Da bị teo hay mỏng là những vùng da dễ bị rách, bầm tím hoặc nứt nẻ. Khi vùng da bị teo mỏng phát triển đến mức chùng nhão, nhăn nheo và chảy xệ thì được gọi là da Crepey (Crepey Skin). Teo da mặt là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, bên cạnh đó là những vị trí khác như cánh tay và bàn tay. 

Theo bác sĩ, cấu trúc da con người được tạo thành từ nhiều lớp và lớp giữa được gọi là hạ bì, chiếm khoảng 90% độ dày của da. Phần mô dày với các tế bào dạng sợi của lớp hạ bì được cấu tạo chủ yếu từ collagen và có tính đàn hồi rất cao. Do đó, lớp hạ bì là vị trí cung cấp sức mạnh, tính linh hoạt và độ đàn hồi cho toàn bộ cấu trúc da. Hình ảnh teo da sẽ xuất hiện khi lớp hạ bị mỏng đi.

Teo da mặt thường liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên, bên cạnh đó là do những nguyên nhân khác như tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, di truyền, lối sống và tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Da bị teo có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể
Da bị teo có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

2. Nguyên nhân phổ biến gây teo da mặt là gì?

  • Quá trình lão hóa và di truyền: Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ sản xuất ít collagen hơn. Theo bác sĩ, collagen là thành phần cơ bản để xây dựng nên cấu trúc da, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề như nếp nhăn, chảy xệ và mất độ ẩm. Quá trình lão hóa và phần nào đó là yếu tố di truyền có thể góp phần làm da mất đi collagen. Kết quả là lớp hạ bì mất đi khả năng tự phục hồi và đưa đến hình ảnh teo da;
  • Thường xuyên tiếp xúc tia cực tím: Phần lớn các tổn thương da đáng chú ý của lớp hạ bì như nếp nhăn, chảy xệ, đồi mồi và teo da đều ít nhiều liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Các tổn thương do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời sẽ phát triển trong một thời gian dài. Tình trạng teo da mặt cũng như teo da ở bàn tay hay cánh tay đều liên quan đến việc những vị trí này không được bảo vệ liên tục;
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số người có thể bị teo da mặt khi sử dụng lâu dài một số loại thuốc như Corticosteroid (bôi tại chỗ và uống), aspirin, thuốc chống đông máu và các thuốc chống viêm không steroid (như Ibuprofen hoặc Naproxen);
  • Lối sống: Một số yếu tố lối sống có thể gây lão hóa sớm cho cấu trúc da, từ đó gây teo da, bao gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, không tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn ít trái cây và rau quả tươi nhưng nhiều đường và carbohydrate tinh chế.
 Một số người có thể bị teo da mặt khi sử dụng lâu dài một số loại thuốc
 Một số người có thể bị teo da mặt khi sử dụng lâu dài một số loại thuốc

3. Điều trị teo da là như thế nào?

3.1.Điều trị tại phòng khám

Các phương pháp điều trị teo da mặt tại phòng khám bao gồm lăn kim, tiêm chất làm đầy, tái tạo bề mặt bằng tia laser, sử dụng ánh sáng xung cường độ cao và liệu pháp quang động.

Lăn kim vi điểm, như Microneedling hoặc Dermarolling - đây là biện pháp điều trị teo da mặt có thể thực hiện tại nhà hoặc tại phòng khám bác sĩ nhằm mục đích để trẻ hóa làn da. Đây là một giải pháp hữu ích cho những người mong muốn thay đổi đáng kể làn da theo hướng tích cực hơn.

Trước khi thực hiện kỹ thuật, bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau, sau đó tiến hành lăn một con lăn cầm tay có gắn những chiếc kim rất nhỏ trên làn da của bạn. Những chiếc kim này có thể gây chảy máu nhẹ nhưng không gây tổn thương cấu trúc da. Các đợt điều trị lăn kim theo thời gian sẽ kích thích tăng cường sản xuất collagen, qua đó giúp da tăng độ đàn hồi, mềm mại hơn và cải thiện teo da.

Bên cạnh lăn kim, hiện nay có nhiều hoạt chất làm đầy có thể cải thiện tình trạng giảm kết cấu da, qua đó mang lại vẻ ngoài căng mọng và trẻ trung hơn. Hầu hết các chất làm đầy chỉ được sử dụng để điều trị teo da mặt và chỉ một số ít được sử dụng để trẻ hóa da bàn tay. Một số chất làm đầy mang lại kết quả ngay lập tức và có thể kéo dài  2 năm, trong khi một số hoạt chất khác yêu cầu điều trị nhiều lần để mang lại kết quả rõ ràng sau vài tháng.

Phương pháp hiện đại hơn được ứng dụng để điều trị teo da mặt là sử dụng tia laser, đặc biệt là teo da do tiếp xúc với tia cực tím. Trong đó tia Laser xâm lấn sẽ làm bay hơi mô và tạo ra kết quả ấn tượng nhưng đòi hỏi thời gian phục hồi lâu hơn, ngược lại Laser không xâm lấn chỉ mang lại kết quả vừa phải hơn nhưng khách hàng sẽ cần ít hoặc không cần thời gian nghỉ dưỡng. Bác sĩ da liễu sẽ giúp khách hàng lựa chọn loại laser tốt nhất và phù hợp nhất.

Bên cạnh laser, điều trị teo da mặt còn có thể sử dụng biện pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL). Biện pháp này sẽ tập trung một bước sóng ánh sáng cụ thể lên da. Bên cạnh đó, liệu pháp quang động (PDT) là phương pháp điều trị teo da mặt dựa trên ánh sáng cường độ mạnh hơn IPL. Cả hai phương pháp điều trị teo da bằng ánh sáng đều yêu cầu nhiều đợt điều trị để nhận được kết quả, và cơ chế của cả 2 đều là kích thích sản xuất collagen và hạn chế các tổn thương do ánh nắng mặt trời.

3.2. Điều trị teo da mặt tại nhà

Các phương pháp điều trị teo da mặt có thể được thực hiện tại nhà bao gồm bôi retinoids theo chỉ định bác sĩ và uống thuốc bổ sung.

Retinoids là hoạt chất có nguồn gốc từ Vitamin A. Khi bôi tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm và ngăn ngừa các dấu hiệu tổn thương da, bao gồm teo da, do tiếp xúc với tia cực tím. Bác sĩ da liễu có thể trao đổi với khách hàng về loại Retinoid hoặc sản phẩm phỉ hợp nhất cho nhu cầu của làn da. Tuy nhiên, cần chú ý là một người sử dụng Retinoids bôi tại chỗ trong thời gian dài có thể gặp phải các vấn đề như khô da, đỏ da, tróc vảy và ngứa.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bị teo da mặt nên có một chế độ ăn uống cân bằng. Nhiều thành phần cần thiết cho làn da khỏe mạnh được tìm thấy trong trái cây, các loại rau, cá, dầu và các loại thịt. Các chất bổ sung dinh dưỡng sau đây được khuyến cáo có thể chống lão hóa trên da, bao gồm:

  • Vitamin C, cả dạng uống và dạng bôi;
  • Acid gamma-linolenic (GLA), như dầu hoa anh thảo;
  • Peptide collagen;
  • Acid béo omega-3.

4. Biện pháp dự phòng teo da mặt là gì?

Chúng ta không thể đảo ngược hầu hết các triệu chứng tổn thương da do tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, để ngăn ngừa lão hóa da sớm hoặc các tổn thương như teo da, Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo những biện pháp dự phòng sau đây:

  • Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên hàng ngày, đặc biệt là những vùng da không được quần áo che phủ;
  • Hạn chế tắm nắng;
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá;
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng;
  • Hạn chế sử dụng bia rượu;
  • Tập thể dục thường xuyên, vừa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch vừa mang lại vẻ ngoài trẻ trung hơn cho làn da;
  • Vệ sinh da mặt nhẹ nhàng và thường xuyên hơn, đặc biệt là sau khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để khóa ẩm và tăng độ dẻo dai cho làn da;
  • Ngừng sử dụng các sản phẩm gây ngứa hoặc bỏng da, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Teo da mặt phần lớn do lão hóa và lối sống, để phòng ngừa, cũng như cải thiện tình trạng này bạn có thể tham khảo liệu pháp chống lão hóa với kỹ thuật tiêm B.A.P chuẩn y khoa. Đây là liệu pháp trẻ hóa 360 mà không thực hiện phẫu thuật kết hợp các dịch vụ thẩm mỹ da liễu, truyền dịch giúp trẻ hóa các tế bào từ bên trong cơ thể.

Nhờ sự kết hợp của liệu pháp tác động cả bên trong và bên ngoài sẽ khắc phục được tình trạng da chùng nhão, không săn chắc, không đều màu hoặc xuất hiện các nếp nhăn. Đặc biệt dịch truyền còn giúp tăng cường năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hiệu quả của trẻ hóa da bằng tế bào gốc

Hiệu quả của trẻ hóa da bằng tế bào gốc

Uống vitamin E chống lão hóa da được không?

Uống vitamin E chống lão hóa da được không?

Hướng dẫn cách khắc phục cơ mặt bị chảy xệ tại nhà

Hướng dẫn cách khắc phục cơ mặt bị chảy xệ tại nhà

Có nên phẫu thuật nâng cơ mặt? Tác hại và hiệu quả?

Có nên phẫu thuật nâng cơ mặt? Tác hại và hiệu quả?

Căng chỉ rãnh cười được bao lâu? Có nên làm không?

Căng chỉ rãnh cười được bao lâu? Có nên làm không?

56

Bài viết hữu ích?