Zalo

Vai trò và chỉ định của siêu âm khớp cổ chân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khớp cổ chân là 1 trong các khớp quan trọng trong vận động cuộc sống hàng ngày, các chấn thương khớp cổ chân có thể khiến chúng ta bị hạn chế di chuyển, vận động. Một trong các phương pháp giúp phát hiện các chấn thương vùng cổ chân đó là siêu âm khớp cổ chân. Vậy khi nào nên siêu âm khớp cổ chân và vai trò của phương pháp siêu âm này là gì, xin mời bạn đọc đến với bài chia sẻ dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Vai trò siêu âm khớp cổ chân

Siêu âm khớp cổ chân, siêu âm cổ chân là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm có tần số từ 7-15Mhz để thăm dò, hiển thị các chi tiết cơ xương khớp ở vùng cổ chân. Thông qua việc siêu âm khớp cổ chân, màn hình siêu âm của bác sĩ sẽ có vai trò tái tạo tín hiệu sóng âm thu hồi bằng hình ảnh, giúp bác sĩ quan sát các bất thường ở cổ chân và chẩn đoán bệnh. 

Kỹ thuật siêu âm khớp cổ chân, siêu âm cổ chân hoàn toàn không xâm lấn và không gây đau cho người bệnh nên được nhiều bác sĩ chỉ định để chẩn đoán, phát hiện các bất thường ở cấu trúc cơ xương khớp quanh vùng cổ chân. Thông thường, người chơi thể thao, người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh gout, béo phì sẽ thường gặp phải các bất thường, chấn thương ở vùng cổ chân, và đây là một trong các yếu tố để bác sĩ có thể chỉ định thực hiện kỹ thuật siêu âm khớp cổ chân để phát hiện bất thường.

1.1. Vai trò siêu âm khớp cổ chân để chẩn đoán bệnh lý 

Với kỹ thuật siêu âm khớp, một số bệnh lý ở vùng quanh cổ chân liên quan đến gân, cơ, dây chằng có thể được bác sĩ phát hiện một cách an toàn. Đây là kỹ thuật siêu âm cổ chân phổ biến giúp phát hiện các bất thường ở một số bộ phận như: 

  • Viêm bao gân mãn tính, cấp tính;
  • Trật khớp, viêm khớp cổ chân cấp hoặc mãn tính; 
  • Viêm bao hoạt dịch cổ chân, viêm màn hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp do chấn thương;
  • Hội chứng đường hầm cổ chân, rối loạn thần kinh chày sau;
  • Chẩn đoán tụ máu ngoài thành mạch máu, suy giãn tĩnh mạch mãn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu; 
  • Biến chứng sau phẫu thuật áp xe, phù nề, van tĩnh mạch bị hỏng sau các chấn thương.
Siêu âm khớp cổ chân giúp phát hiện các chấn thương vùng cổ chân 

1.2. Vai trò siêu âm khớp cổ chân giúp đánh giá chấn thương

Các chấn thương cổ chân là 1 trong những loại chấn thương thường gặp khi tham gia chơi thể thao, thậm chí, với các chị em phụ nữ thì việc đi lại trên giày cao gót cũng có thể gây ra trật khớp cổ chân. Với kỹ thuật siêu âm khớp cổ chân, một số các chấn thương sẽ được đánh giá tốt về tình trạng, giúp các bác sĩ đưa ra thiên hướng điều trị đúng đắn cho người bệnh. 

  • Chấn thương khi đi giày cao gót, trượt chân, vấp ngã hoặc đặt chân không đúng cách sau khi nhảy.
  • Đi bộ, chạy nhảy trên mặt đất không bằng phẳng.
  • Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.
  • Lật cổ chân, lật mắt cá chân bất ngờ khi chơi thể thao.
  • Bong gân, rách, đứt dây chằng khi vận động mạnh hoặc bị tác động từ bên ngoài khi chơi thể thao.
  • Sưng, viêm, rách bao hoạt dịch 
  • Rách sụn, lòi sụn và hay nứt xương
  • Tụ máu bầm, rách mạch máu gây bầm tím ở khớp cổ chân.
  • Gãy xương, rạn xương do tai nạn.

1.3. Vai trò siêu âm khớp cổ chân giúp phát hiện khối u

Có khoảng 7% khối u xương và mô mềm xuất hiện ở vùng chân và cổ chân. Siêu âm khớp cổ chân có thể phát hiện được các khối u như hạch, u mỡ hoặc u thần kinh Morton. Tuy nhiên, siêu âm không thể xác định chính xác liệu khối u đó có phải là ung thư hay không và không phát hiện được các khối u sâu trong xương.

Siêu âm cổ chân có thể giúp phát hiện khối u

2. Chỉ định siêu âm khớp cổ chân

Siêu âm khớp cổ chân sẽ được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau: 

  • Nghi ngờ có tổn thương dây chằng (đi đứng khó khăn, chạy thì có cảm giác đau).
  • Đau tại vùng khớp cổ chân không rõ nguyên nhân.
  • Chấn thương xương hoặc mô mềm ở vùng cổ bàn chân.
  • Bệnh lý lắng đọng tinh thể, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp.
  • Chèn ép, khối u, sai khớp hoặc các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh.
  • Nghi ngờ có vật thể lạ, phù nề, tụ dịch trong khoang khớp cổ chân.
  • Gặp các vấn đề về cổ chân bẩm sinh
  • Đánh giá sau khi phẫu thuật các chi tiết ở vùng cổ chân (dây chằng, bong gân,…)

3. Quy trình thực hiện siêu âm khớp cổ chân

Hiện nay, kỹ thuật siêu âm khớp cổ chân đều được thực hiện bởi máy móc hiện đại, bên cạnh đó, kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm cũng rất quan trọng trong việc chẩn đoán và đưa ra kết quả siêu âm cho người bệnh. Thông thường, quy trình thực hiện siêu âm khớp cổ chân tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám như sau.

3.1. Chuẩn bị siêu âm khớp cổ chân

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tháo bỏ giày hoặc tất, sau đó nằm hoặc ngồi trên giường, để duỗi thẳng chân hoặc gập thuận tiện cho việc siêu âm.

3.2. Tiến hành siêu âm khớp cổ chân 

  • Bước 1: Các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ bôi gel siêu âm lên vùng cổ chân hoặc quanh vùng gần cổ chân (vùng thực hiện siêu âm). 
  • Bước 2: Các bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm đặt lên vùng siêu âm và dò theo các hướng khác nhau. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu cử động chân hoặc không cử động trong quá trình thực hiện siêu âm khớp cổ chân để đầu dò có thể truyền tải đủ tín hiệu hình ảnh ở cổ chân và vùng xung quanh cổ chân. Trong quá trình siêu âm các bác sĩ có thể dừng và chụp ảnh siêu âm để lưu lại các hình ảnh bất thường, các hình ảnh này sẽ được sử dụng để đưa ra chẩn đoán. 
  • Bước 3: Sau khi thực hiện xong kỹ thuật siêu âm cổ chân thì bạn sẽ được lau sạch gel siêu âm ở vùng vừa bôi. Lúc này người bệnh có thể chờ đợi bác sĩ trả kết quả siêu âm cho mình trong vài phút. 

Nhìn chung, các bất thường xung quanh vùng cổ chân liên quan đến bệnh lý hoặc các chấn thương có thể được phát hiện bằng kỹ thuật siêu âm khớp cổ chân. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây đau và tốn ít chi phí giúp người bệnh có thể phát hiện các bất thường xung quanh vùng cổ chân, bao gồm các khối u. Hiện nay, tại các cơ sở y tế hay phòng khám đa khoa uy tín, sau khi qua các bước thăm khám và đánh giá tình trạng cơn đau, chấn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm cổ chân để đưa ra chẩn đoán chính xác cho người bệnh biết được tình trạng cổ chân của mình, qua đó đưa phương hướng điều trị thích hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Chỉ định siêu âm khớp cổ tay

Chỉ định siêu âm khớp cổ tay

Khi nào cần siêu âm viêm ruột thừa?

Khi nào cần siêu âm viêm ruột thừa?

24

Bài viết hữu ích?