Zalo

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Lợi ích và rủi ro

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay, việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đang trở nên phổ biến đối với các tình trạng sức khoẻ khác nhau từ chấn thương thể thao đến vấn đề rụng tóc. Phương pháp tiêm PRP này sử dụng tế bào máu của chính bệnh nhân để đẩy nhanh quá trình lành vết thương ở một khu vực cụ thể. Vậy những lợi ích và rủi ro khi sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu như thế nào?

1. Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Huyết tương giàu tiểu cầu bao gồm 2 thành phần chính là huyết tương, 1 loại tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành khắp cơ thể và tiểu cầu với khả năng đông máu cùng với các yếu tố tăng trưởng có thể kích hoạt tái tạo tế bào và kích thích tái tạo mô hoặc chữa lành ở vùng được điều trị. Huyết tương giàu tiểu cầu đơn giản là máu chứa nhiều tiểu cầu hơn bình thường. Để tạo ra mẫu huyết tương này thì các bác sĩ lâm sàng sẽ lấy mẫu máu của người bệnh và đặt nó vào một thiết bị là máy ly tâm nhằm quay nhanh lấy mẫu, tách các thành phần khác của máu ra khỏi tiểu cầu và cô đặc chúng trong huyết tương.

Ảnh 1: Huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương
Huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương

2. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (tiêm PRP) là gì?

Sau khi tạo ra huyết tương giàu tiểu cầu từ mẫu máu của bệnh nhân, dung dịch đó sẽ được tiêm vào vùng đích như đầu gối, gân bị thương (có thể sử dụng siêu âm để hướng dẫn tiêm). Mục đích của việc này là làm tăng nồng độ của các protein sinh học hoặc hormone cụ thể, được gọi là yếu tố tăng trưởng trong một khu vực cụ thể nhằm đẩy nhanh quá trình chữa lành. 

Tuy nhiên, cơ chế trong việc tiêm PRP vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ tăng lên của các yếu tố tăng trưởng trong huyết tương giàu tiểu cầu có thể kích thích hoặc đẩy nhanh quá trình chữa lành, rút ngắn thời gian chữa lành vết thương, giảm đau và thậm chí khuyến khích sự phát triển của tóc. Vì vậy một số trường hợp người ta còn ứng dụng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu làm đẹp.

Ảnh 2: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng nhiều trong các tình trạng chấn thương lâu lành
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng nhiều trong các tình trạng chấn thương lâu lành

3. Một số lợi ích cụ thể của phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng trong nhiều tình trạng khác nhau từ đau cơ xương khớp và chấn thương cho đến các thủ thuật thẩm mỹ khác, cụ thể như sau:

  • Chấn thương gân, dây chằng, cơ và khớp: Tiêm PRP có thể điều trị các loại chấn thương cơ xương khớp khác nhau. Ví dụ các chấn thương gân mãn tính gặp trong khuỷu tay quần vợt hoặc đầu gối của vận động viên nhảy cầu thường mất nhiều thời gian để hồi phục do đó việc bổ sung các mũi tiêm PRP vào liệu trình điều trị có thể giúp kích thích quá trình chữa lành, giảm đau và người bệnh hoạt động trở lại sớm hơn.
  • Điều trị sau phẫu thuật: Các bác sĩ lâm sàng lần đầu sử dụng PRP để tăng tốc độ lành vết thương sau phẫu thuật hàm hoặc thẩm mỹ. Hiện nay, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu sau phẫu thuật đã được mở rộng để giúp chữa lành các cơ, gân và dây chằng vì các phẫu thuật trên mô này thường có thời gian phục hồi lâu hơn.
  • Viêm xương khớp: Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra việc tiêm PRP có thể giúp điều trị chứng đau và cứng xương khớp bằng cách điều chỉnh môi trường khớp, giảm viêm nhưng nghiên cứu vấn đề này vẫn đang được tìm hiểu thêm.
  • Điều trị rụng tóc: Tiêm PRP có thể có hiệu quả trong việc điều trị chứng hói đầu ở nam giới, vừa ngăn ngừa rụng tóc vừa thúc đẩy sự phát triển của tóc mới. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cũng hỗ trợ kích thích mọc tóc sau khi cấy tóc
  • Trẻ hoá da: Tiêm PRP đôi khi cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị chống lão hoá, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy PRP làm giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hoá khác.

4. Những rủi ro trong sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là thủ thuật có mức rủi ro thấp và thường không gây tác dụng phụ quá lớn. Sau khi thực hiện bạn có thể cảm thấy đau nhức và bầm tím tại vị trí tiêm. Vì tiêm PRP được tạo thành từ tế bào và huyết tương của người bệnh nên nguy cơ phản ứng dị ứng thấp hơn nhiều so với các loại thuốc khác như corticosteroid. Những rủi ro có thể gặp phải khi tiêm PRP gồm có:

  • Chảy máu
  • Tổn thương mô
  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương thần kinh

Sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, bác sĩ có thể khuyến cáo người bệnh tạm ngừng hoạt động để vùng bị ảnh hưởng được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, hầu hết các đối tượng sau thời gian ngắn có thể hoạt động trở lại bình thường. Vì tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nhằm mục đích thúc đẩy quá trình lành vết thương hoặc tăng trưởng nên bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức. Tuy nhiên trong vài tuần hoặc vài tháng, vùng da hoặc mô được tiêm có thể bắt đầu lành nhanh hơn so với trước khi tiêm PRP.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Sự khác biệt giữa tế bào gốc và tế bào trung mô là gì?

Sự khác biệt giữa tế bào gốc và tế bào trung mô là gì?

Tế bào gốc có tác dụng gì cho da?

Tế bào gốc có tác dụng gì cho da?

Các lưu ý khi sử dụng tế bào gốc: Ưu và nhược điểm

Các lưu ý khi sử dụng tế bào gốc: Ưu và nhược điểm

Tác dụng của lăn kim tế bào gốc

Tác dụng của lăn kim tế bào gốc

Các tác dụng của tế bào gốc trong làm đẹp

Các tác dụng của tế bào gốc trong làm đẹp

100

Bài viết hữu ích?