Thực phẩm chức năng là một trong những loại thực phẩm được dùng nhiều trong thế kỷ XXI, đa phần các thực phẩm chức năng hiện nay có vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất khoáng, chất xơ. Đa phần, các thực phẩm chức năng hiện nay đều được sử dụng qua dạng uống (bột hòa tan hoặc viên nang, viên nén). Các thực phẩm chức năng không phải là thuốc và dĩ nhiên, thực phẩm chức năng không có tác dụng điều trị bệnh.
Thực phẩm chức năng giảm cân được xem như các viên uống hỗ trợ bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, có năng lượng thấp và chứa các chất hỗ trợ giảm cân. Các thành phần có trong loại thực phẩm chức năng này có tác dụng giúp cơ thể đốt cháy mỡ, hạn chế hấp thụ chất béo và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, thực phẩm chức năng giảm cân còn giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn hàng ngày và giải phóng lượng mỡ dư thừa không cần thiết, nguyên nhân chính gây tăng cân. Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại thực phẩm chức năng khác nhau dành cho việc giảm cân. Các loại này thường chứa thành phần chủ yếu là các loại thảo dược và hợp chất hóa học với các cơ chế giảm cân đa dạng. Tuy vậy, giảm cân bằng thực phẩm chức năng không được các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo một cách triệt để.
Theo các nhà nghiên cứu, đa phần các thực phẩm chức năng giảm cân trên hai cơ chế điển hình là ngăn chặn sự hấp thu chất béo của cơ thể hoặc kích thích tăng cường sự trao đổi chất. Bên cạnh các lợi ích, hai cơ chế của thực phẩm chức năng giảm cân cũng mang lại các bất lợi, tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, cơ chế kích thích trao đổi chất, đốt cháy mỡ trong các thực phẩm chức năng giảm cân hoàn toàn có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng. Ví dụ như hoạt chất Edphera có nguồn gốc từ cây mã hoàng có thể làm tăng huyết áp và gây ra các cơn đau tim, rối loạn nhịp tim và đột quỵ. Thậm chí, ở những người giảm cân bằng thực phẩm chức năng, sau khi ngừng dùng, huyết áp vẫn ở tình trạng tăng cao.
Uống thực phẩm chức năng nào để giảm cân, liệu các thực phẩm chức năng giảm cân có thực sự giúp bạn lấy lại vóc dáng và tốt cho sức khỏe? Theo nhiều ý kiến tổng hợp từ các chuyên gia, thực phẩm chức năng sẽ là một phương án hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân của bạn, tuy vậy, cần xem xét kỹ lưỡng trước khi mua thực phẩm chức năng và không nên lạm dụng nó như một phương pháp chính để thực hiện việc giảm cân.
Việc giảm cân để có vóc dáng đẹp của mỗi người cần sự kết hợp của nhiều phương pháp như tập luyện, ăn kiêng và nếu dùng với thực phẩm chức năng giảm cân sẽ giúp bạn có kết quả tốt hơn. Hơn nữa, một số các thực phẩm chức năng hiện nay không cần sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Nhưng nếu một chất bổ sung được phát hiện là không an toàn, FDA có thể đưa ra cảnh báo hoặc yêu cầu rút ra khỏi thị trường, do đó, khi quyết định sử dụng một thực phẩm chức năng nào đó, việc xem xét các thành phần, nguồn gốc xuất sứ và các tác dụng phụ là rất cần thiết.
Nhìn chung, hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng giảm cân xuất hiện trên thị trường và không khó để tìm kiếm, tiếp cận cũng như sử dụng chúng. Tuy vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng việc giảm cân theo phương pháp truyền thống bằng cách ăn kiêng, tập luyện vẫn sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, hãy chỉ xem các thực phẩm chức năng giảm cân như một phương án bổ sung để quá trình giảm cân hiệu quả hơn, không nên phụ thuộc việc giảm cân bằng thực phẩm chức năng quá nhiều.
Bên cạnh đó hiện nay nhiều người còn chủ động tìm kiếm đến những phương pháp giảm cân khoa học để nâng cao tính bền vững cũng như đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, trong đó có liệu pháp tiêu hao năng lượng.
Phương pháp này không chỉ giúp đào thải, tiêu hao mỡ cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI…từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu phù hợp. Sau mỗi buổi, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng.
30
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
30
Bài viết hữu ích?