Zalo

Tế bào gốc có thể tồn tại mãi mãi không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Từ lâu nhiều người đã cho rằng thời gian sống của tế bào gốc có thể là vô hạn vì chúng có thể tự làm mới để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn bên cạnh việc biệt hoá cho chức năng của cơ thể. Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã phát hiện rằng mỗi tế bào gốc được lập trình sẵn để tự làm mới chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Khoa học về y học tái tạo, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tật và rối loạn miễn dịch đang ngày càng phát triển đặt ra câu hỏi về tuổi thọ của tế bào gốc. Vậy thực sự tế bào gốc có thể tồn tại mãi mãi không?

1. Ứng dụng của tế bào gốc như thế nào?

Phần lớn các tế bào của cơ thể được biệt hoá và thiết kế nhằm phục vụ một chức năng nhất định. Tuy nhiên tế bào gốc lại không biệt hoá, đồng nghĩa với việc chúng có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào đa dạng có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Tế bào gốc có khả năng phân chia vô thời hạn và trong quá trình này chúng vẫn giữ nguyên là tế bào gốc hoặc thay đổi thành tế bào biệt hoá để phục vụ một chức năng cụ thể.

Có rất nhiều loại tế bào gốc cùng tồn tại trong cơ thể người như tế bào gốc phôi từ phôi người được thu hoạch thông qua thụ tinh trong ống nghiệm, tế bào gốc trưởng thành từ các mô và cơ quan đã phát triển trong cơ thể hoặc tế bào gốc máu cuống rốn. Đặc biệt máu dây rốn em bé là nguồn rất phong phú của các dạng tế bào gốc nên được ứng dụng trong điều trị một loại bệnh ung thư, rối loạn di truyền.

Tế bào gốc vốn còn có tính linh hoạt, nghĩa là chúng có thể được ứng dụng trong các vấn đề như:

  • Tạo ra các tế bào trong phòng thí nghiệm để thay thế các mô bị tổn thương hoặc các tế bào bị bệnh trong cơ thể bằng các tế bào khỏe mạnh
  • Điều trị các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh về máu
  • Tạo điều kiện nghiên cứu cho các vấn đề y học nan giải, giúp khám phá ra nguyên nhân bệnh sinh và hỗ trợ điều trị trong tương lai
Ảnh 1: Tính ứng dụng của tế bào gốc rất cao, đặc biệt là trong lĩnh vực y học tái tạo
Tính ứng dụng của tế bào gốc rất cao, đặc biệt là trong lĩnh vực y học tái tạo

2. Tế bào gốc tồn tại bao lâu?

Mặc dù người lớn tuổi không có ít tế bào hơn người trẻ nhưng có thể thấy các tế bào của người già luôn gặp những sự thiếu hụt về chức năng nhất định, đặc biệt là tế bào gốc như tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc từ tủy xương. Nhìn chung cơ thể người tiến hoá để hoạt động với hiệu suất cao nhất trong những năm sinh sản, sau đó các mô và tế bào gốc bắt đầu thoái hoá và không có quá trình chọn lọc nào để loại bỏ những tế bào gốc già hoặc bị đột biến. Chính vì vậy, ở những người lớn tuổi có khoảng 2/3 số tế bào gốc già không thể kích hoạt quá trình thực bào, một cơ chế quan trọng để loại bỏ tế bào bị hư hỏng, kích thích tạo tế bào mới.

Một nghiên cứu đã được thiết lập nhằm đánh giá thời gian sống của tế bào gốc bằng cách lấy máu từ những người được cấy ghép tế bào gốc, thực hiện một số phép đo lường về các tế bào bạch cầu trưởng thành được tạo ra từ ca cấy ghép và dự đoán tuổi thọ của tế bào gốc. Cuối cùng các nhà khoa học sẽ so sánh với tuổi thọ thực của tế bào gốc. Một số tế bào gốc tồn tại được 5 tháng và một số khác thì hơn 3 năm. Như vậy có thể thấy, thời gian tồn tại không biệt hoá của tế bào gốc có thể khác nhau và các nhà nghiên cứu cho rằng thời gian này phụ thuộc vào sự cân bằng giữa quá trình tự làm mới tế bào và biệt hoá tế bào. Nếu quá trình đổi mới quá nhiều ở tế bào gốc tạo máu có thể gây ra bệnh bạch cầu, trong khi quá ít sẽ dẫn tới suy tuỷ xương. Phát hiện này cho phép các bác sĩ sẽ dự đoán tốt hơn các điều kiện dẫn tới sự tăng sinh tế bào gốc bình thường, ứng dụng trong lĩnh vực cấy ghép tủy xương nói riêng và y học tái tạo nói chung. 

Tóm lại, khó có thể xác định chính xác thời gian tồn tại của tế bào gốc nhưng dù có thể vĩnh viễn ở trong cơ thể người thì chức năng của chúng vẫn không được đảm bảo hoàn hảo theo thời gian. 

Ảnh 2: Rất khó để xác định thời gian tế bào gốc có thể tồn tại trong cơ thể người
Rất khó để xác định thời gian tế bào gốc có thể tồn tại trong cơ thể người

3. Vấn đề lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn

Như đã đề cập, tế bào gốc máu dây rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn rất giàu tế bào gốc, lại đều là các tế bào chưa bị hư hại bởi bệnh tật. Do đó việc thu thập và lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sau khi sinh có vai trò rất quan trọng trong tương lai của đứa trẻ, đặc biệt là ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu trong các nhóm bệnh tật ác tính (Đa u tuỷ xương, u lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Leukemia). Tế bào gốc từ máu dây rốn sau khi được xử lý sẽ trộn với dung dịch bảo quản và hạ nhiệt độ, bảo quản trong tủ đông lạnh với nitơ lỏng. Các tế bào này sẽ được bảo tồn đầy đủ chức năng vốn có với thời gian lưu trữ lâu dài. Hiện nay chưa có tài liệu công bố về thời gian tối đa khi lưu giữ tế bào gốc ở nhiệt độ thấp, trong điều kiện chuyên nghiệp.

Vì vậy về lý thuyết có thể lưu giữ các tế bào gốc từ khi sinh ra không giới hạn về thời gian nếu có nhu cầu. Mặc dù vậy thời gian lưu trữ máu dây rốn mặc định trong các hợp đồng chuyên môn thường là 18 năm, thời gian cho tới khi đứa trẻ trưởng thành.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Những loại tế bào gốc nào được sử dụng để giải quyết các vấn đề về da?

Những loại tế bào gốc nào được sử dụng để giải quyết các vấn đề về da?

Sự khác biệt giữa tế bào gốc và tế bào trung mô là gì?

Sự khác biệt giữa tế bào gốc và tế bào trung mô là gì?

Điều gì làm tăng sự phát triển của tế bào gốc?

Điều gì làm tăng sự phát triển của tế bào gốc?

17

Bài viết hữu ích?