Zalo

Quy trình chụp MRI trải qua các bước nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Không ai mong muốn được chụp MRI. Đối với nhiều người trong chúng ta, nghe tin các bác sĩ chỉ định chúng ta chụp cộng hưởng từ MRI là một tin đáng sợ. Lòng bàn tay của chúng ta bắt đầu đổ mồ hôi, tay có thể run và tâm trí ngay lập tức bắt đầu sợ hãi những gì sắp xảy ra. Vậy quy trình chụp MRI trải qua những bước nào, có đáng sợ không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Quy trình chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chụp ảnh không xâm lấn cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc cơ thể bằng cách sử dụng sóng vô tuyến và từ trường. Kết hợp từ trường mạnh và sóng tần số vô tuyến, hệ thống này sẽ thăm dò các mô sâu nhất của cơ thể để chẩn đoán bệnh. Chúng được ánh xạ và chuyển đổi thành hình ảnh kỹ thuật số bằng máy tính. Trong một số trường hợp, có thể cần tiêm thuốc cản quang để các mô hiển thị rõ hơn. 

1.1. Chuẩn bị trước quy trình chụp MRI

  • Khi đến bệnh viện, bệnh nhân thường sẽ được yêu cầu thay áo choàng. Khi nam châm của máy MRI được sử dụng, điều quan trọng là không được có vật kim loại nào trong máy quét. Do đó bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tháo đồ trang sức hoặc phụ kiện bằng kim loại có thể gây nhiễu cho máy.
  • Bệnh nhân không thể chụp MRI nếu có bất kỳ mảnh kim loại nào bên trong cơ thể như viên đạn, mảnh đạn hoặc các dị vật bằng kim loại khác. Điều này cũng có thể bao gồm các thiết bị y tế, chẳng hạn như ốc tai điện tử, kẹp phình động mạch và máy tạo nhịp tim.
  • Những người lo lắng hoặc căng thẳng về không gian kín nên nói với bác sĩ của họ. Thường thì họ có thể được cho dùng thuốc trước khi chụp cộng hưởng từ để giúp quá trình chụp được thoải mái hơn.
  • Đôi khi, bệnh nhân sẽ được tiêm chất lỏng tương phản vào tĩnh mạch (IV) để cải thiện khả năng hiển thị của một mô cụ thể có liên quan đến quá trình quét.
  • Sau đó, bác sĩ chuyên về hình ảnh sẽ nói chuyện với từng cá nhân về quy trình quét MRI và trả lời bất kỳ câu hỏi nào họ có thể có về quy trình.
  • Khi bệnh nhân đã vào phòng chụp, bác sĩ sẽ đỡ họ lên bàn chụp để nằm xuống. Nhân viên sẽ đảm bảo cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất có thể bằng cách cung cấp thêm chăn hoặc đệm.
  • Nút tai hoặc tai nghe sẽ được sử dụng để chặn tiếng ồn lớn của máy quét MRI. Loại thứ hai phổ biến với trẻ em, vì chúng có thể nghe nhạc để xoa dịu mọi lo lắng trong suốt quy trình chụp MRI.

1.2. Trong quá trình chụp MRI

  • Khi bệnh nhân ở trong máy quét, kỹ thuật viên MRI sẽ liên lạc với bệnh nhân thông qua hệ thống liên lạc nội bộ, đảm bảo rằng bệnh nhân luôn cảm thấy thoải mái. Kỹ thuật viện sẽ không bắt đầu quét cho đến khi bệnh nhân sẵn sàng.
  • Trong quy trình chụp MRI, điều quan trọng là phải nằm yên. Bất kỳ chuyển động nào cũng sẽ làm gián đoạn hình ảnh. Tiếng ồn lớn sẽ phát ra từ máy quét là hoàn toàn bình thường. Tùy thuộc vào hình ảnh, đôi khi bệnh nhân có thể cần phải nín thở.
  • Nếu bệnh nhân cảm thấy không thoải mái trong suốt quá trình, họ có thể nói chuyện với kỹ thuật viên MRI qua hệ thống liên lạc nội bộ và yêu cầu dừng quá trình quét.

1.3. Sau khi chụp MRI

  • Sau khi quét, bác sĩ sẽ kiểm tra các hình ảnh thu được từ quy trình chụp MRI để tìm xem có cần thêm gì nữa không. Nếu bác sĩ hài lòng với kết quả hình ảnh thu được, bệnh nhân có thể về nhà.
  • Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ chuẩn bị một báo cáo cho bác sĩ yêu cầu. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu đặt lịch hẹn với bác sĩ điều trị để thảo luận về kết quả quy trình chụp MRI.
Trong quy trình chụp MRI, điều quan trọng là phải nằm yên

2. Cần chú ý điều gì trong quy trình kỹ thuật chụp MRI?

2.1. Để đồ trang sức của bạn ở nhà

Đeo kim loại là một trong những điều hàng đầu trong danh sách những điều không nên làm trước khi chụp MRI. Vì MRI về cơ bản là một nam châm khổng lồ, các kỹ thuật viên MRI sẽ yêu cầu bạn cởi bỏ mọi vật dụng bằng kim loại khỏi người trước khi vào máy, kể cả mọi đồ trang sức. Nếu bạn đang mặc những món đồ rẻ tiền, điều này có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đó là những món đồ trang sức đắt tiền, tốt nhất bạn nên để những món đồ này ở nhà trước khi đến chụp MRI. Mặc dù không có khả năng xảy ra bất kỳ điều gì với đồ trang sức của bạn, nhưng an toàn luôn tốt hơn là tin tưởng và đánh mất chúng.

2.2. Hãy trung thực với bác sĩ của bạn

Một số điều kiện nhất định của bệnh nhân sẽ làm thay đổi quy trình chụp MRI. Đặc biệt, bất kỳ bộ phận cấy ghép kim loại nào ở bất kỳ đâu trong cơ thể đều là vấn đề, vì quy trình chụp MRI về cơ bản là một nam châm khổng lồ. Một số mối quan tâm cụ thể cần lưu ý với bác sĩ trước khi bắt đầu quy trình chụp MRI bao gồm:

  • Tiền sử các vấn đề về thận
  • Tiền sử bệnh tiểu đường
  • Thai kỳ
  • Máy tạo nhịp tim
  • Một thiết bị truyền thuốc được cấy ghép như máy bơm insulin
  • Mảnh đạn trong quá khứ hoặc vết thương do đạn bắn
  • Cấy ghép ốc tai điện tử

Bác sĩ của bạn sẽ xem qua một danh sách đầy đủ các tình trạng này để đảm bảo rằng việc thực hiện MRI là an toàn. Điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực với bác sĩ, vì việc trình bày sai bất kỳ khía cạnh nào về sức khỏe của bạn có thể dẫn đến các vấn đề khi quét. Một cuộc khai thác về lịch sử y tế của bạn có lẽ là phần quan trọng nhất của việc chuẩn bị cho quy trình chụp MRI.

quy trình chụp mri
Một số điều kiện nhất định của bệnh nhân sẽ làm thay đổi quy trình chụp MRI 

2.3. Nằm yên

Trong quá trình quét, công việc của bạn là nằm yên trong khi máy MRI thực hiện công việc của nó. Thời lượng quét sẽ khác nhau, nhưng tốt nhất bạn nên chuẩn bị tâm lý từ 45 phút đến 1 giờ cho mỗi bộ phận cơ thể cần quét. Bạn sẽ có thể nghe và nói chuyện với kỹ thuật viên ở phòng khác trong suốt thời gian đó. Đôi khi họ có thể yêu cầu bạn thực hiện một cử động nhỏ chẳng hạn như ngọ nguậy ngón tay hoặc hỏi bạn những câu hỏi cơ bản. Cố gắng hoàn thành các yêu cầu của họ với càng ít chuyển động càng tốt.

Nếu tại bất kỳ thời điểm nào bạn trở nên đau mỏi hoặc cần trao đổi bất cứ điều gì với bác sĩ, hãy nhớ rằng họ có thể nghe thấy bạn. Mặc dù tốt nhất là không nên nói toàn bộ thời lượng của MRI, nhưng khi cần thiết vẫn phải phải nói ra bất kỳ mối lo ngại nào khi chúng phát sinh. Chắc chắn bạn nên cho bác sĩ biết ngay nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức.

Chìa khóa để thành công trong quy trình chụp MRI là thư giãn càng nhiều càng tốt. Cố gắng giữ cho cơ thể của bạn bất động và thư giãn, không mang theo căng thẳng khi chụp MRI. Bạn có thể để tâm trí lang thang và cố gắng tập trung vào điều gì đó dễ chịu. Bằng cách nằm yên, hít thở sâu và để suy nghĩ của bạn trôi đi, quá trình này sẽ kết thúc trước khi bạn biết điều đó.

2.4. Theo dõi các phản ứng dị ứng

Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc nhuộm tương phản là điều hiếm gặp, nhưng không phải là không thể xảy ra. Nếu bác sĩ của bạn đã sử dụng thuốc nhuộm cho bạn, hãy nhớ theo dõi các dấu hiệu của phản ứng dị ứng trong vài giờ sau khi làm thủ thuật với các  triệu chứng cần theo dõi bao gồm :

  • Phát ban
  • Ngứa ngáy
  • Hụt hơi

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm chẩn đoán hình ảnh nơi bạn chụp MRI và báo cáo những lo lắng của bạn. Nếu phản ứng nghiêm trọng, đừng ngần ngại đến phòng cấp cứu để điều trị.

Nguồn: uhhospitals.org, medicalnewstoday.com, healthimages.com.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ định và ý nghĩa của chụp MRI khớp gối

Chỉ định và ý nghĩa của chụp MRI khớp gối

Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Chỉ định siêu âm viêm túi mật

Chỉ định siêu âm viêm túi mật

Xét nghiệm AFP là gì và ai cần thực hiện?

Xét nghiệm AFP là gì và ai cần thực hiện?

Xét nghiệm CRP là gì và ý nghĩa của nó

Xét nghiệm CRP là gì và ý nghĩa của nó

2909

Bài viết hữu ích?