Một trong những lý do khiến các bà mẹ tăng cân xuất phát từ nỗi lo thai nhi trong bụng không đủ cân, suy dinh dưỡng khiến người mẹ cố gắng ăn nhiều khi mang thai và cả thời kỳ hậu sản. Một trong những thực phẩm quen thuộc được đưa vào thực đơn thai phụ nhiều nhất chính là cơm - một dạng tinh bột. Vậy sau sinh có nên ăn nhiều cơm không?
Các loại thực phẩm giàu tinh bột như: cơm, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, bánh mì khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường trong máu. Tuy nhiên nếu không ăn đủ thực phẩm giàu tinh bột, lượng đường trong máu sẽ thấp càng tạo nên cảm giác đói, khiến cơ thể mệt mỏi và thèm ăn. Không ăn cơm thì cũng sẽ có xu hướng liên tục nạp thêm những loại thực phẩm khác dẫn đến tăng cân mất kiểm soát.
Nguyên tắc để kiểm soát được cơn đói là phải duy trì được mức đường huyết ổn định. Việc này sẽ giúp đốt cháy calo khi thực hiện các hoạt động, tránh tích lũy năng lượng gây béo phì. Điều này khác hẳn với việc ăn nhiều đồ ngọt, nhiều đường dễ gây nên tình trạng đường huyết cao, là nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch và béo phì.
Như vậy, có 2 thái cực mà phụ nữ sau sinh cần chú ý. Đó là không nên kiêng hoàn toàn thực phẩm giàu tinh bột và cũng không được ăn nhiều quá mức quy định.
Tại các nước Châu Á, thói quen ăn cơm trắng hàng ngày cũng đem lại những lợi ích nhất định cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Trong cơm trắng có lượng tinh bột cao giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra cơm còn có chứa nhiều vitamin & khoáng chất như: mangan, magie, selen, chất xơ, folate, protein (đạm), sắt… làm sữa mẹ thêm chất lượng, hỗ trợ lợi sữa sau sinh.
Ở góc độ khác, các chuyên gia cũng khuyến cáo sai lầm phổ biến của nhiều chị em là ăn quá nhiều tinh bột, thịt, cá kho mặn mà ít ăn rau xanh và trái cây tươi. Điều này dẫn đến nguy cơ táo bón ở phụ nữ sau sinh.
Để phòng tránh những điều trên, người mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu bằng các cách:
Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ và có nhu cầu nạp đủ dinh dưỡng để tăng tiết sữa cho con, thì dưới đây là thực đơn 7 ngày để bạn tham khảo:
Gợi ý thực đơn lợi sữa trong 7 ngày (với cơm trắng 1 bát/bữa):
Với thực đơn trên, các mẹ có thể thay đổi hàng ngày hoặc điều chỉnh, sáng tạo dựa trên các món ăn lợi sữa bản thân yêu thích.
Thông qua những thông tin ở trên, có lẽ bạn đã rõ sau sinh con có nên ăn cơm hay không? Ăn bao nhiêu là hợp lý? Cơm nói riêng hay tinh bột nói chung đều có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ, đồng thời hỗ trợ tăng tiết sữa cho bé bú. Người mẹ hãy nhớ là nên ăn tối thiểu 1 bát cơm/bữa kết hợp với các thực phẩm đa dạng như: thịt, cá, rau xanh, trái cây…Tránh không ăn quá nhiều cơm hoặc chỉ ăn mỗi cơm mà kiêng các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng nhé!
Nếu mẹ đang tìm một phương pháp giảm cân an toàn mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho con bú thì có thể lựa chọn phương pháp giảm cân đa trị liệu với giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào, giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân gây mỡ thừa và béo phì. Mẹ sẽ được các bác sĩ và các chuyên gia thăm khám, tìm ra nguyên nhân sau đó được lựa chọn liệu trình phù hợp với các buổi truyền vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa lượng mỡ thừa, mỡ nội tạng thành dạng năng lượng đào thải ra bên ngoài. Cùng với đó mẹ cũng được thực hiện các buổi massage trị liệu kết hợp tư vấn chế độ dinh dưỡng làm sao giúp mẹ có một thân hình cân đối mà vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe.
997
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
997
Bài viết hữu ích?