Zalo

Nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng tới cơ thể bạn như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhịn ăn gián đoạn (IF) là 1 phương pháp ăn uống tập trung vào 1 mục tiêu: nhịn ăn và ăn uống theo kế hoạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, IF giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa (hay thậm chí đảo ngược) 1 số dạng bệnh. Vậy nhịn ăn gián đoạn có giảm cân không? Nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào? Hãy cùng đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây.

1. Nhịn ăn gián đoạn là gì? Cơ sở khoa học của nhịn ăn gián đoạn

Trong khi các chế độ ăn kiêng khác tập trung vào việc ăn gì, thì nhịn ăn gián đoạn lại chú ý đến thời điểm bạn ăn. Khi áp dụng IF, bạn chỉ ăn trong 1 khoảng thời gian cụ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy việc nhịn ăn 1 số giờ nhất định mỗi ngày hoặc chỉ ăn 1 bữa trong 2 ngày/tuần có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. 

Mark Mattson, 1 nhà thần kinh học tại Đại học Johns Hopkins, đã dành 25 năm để nghiên cứu về việc nhịn ăn gián đoạn. Ông cho biết rằng cơ thể con người đã tiến hóa để có thể chịu đựng việc không ăn trong nhiều giờ, vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn. Trong thời kỳ tiền sử, khi con người vẫn sống theo cách săn bắn và hái lượm họ đã phải thích nghi với việc không có thức ăn trong thời gian dài. Bằng cách săn bắn động vật, thu thập hạt và quả mọng, họ vẫn duy trì được hoạt động năng suất mặc dù giảm lượng calo nạp vào.

nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng tới cơ thể
Nhiều người quan tâm nhịn ăn gián đoạn là gì? 

Các chuyên gia lưu ý rằng cách đây 50 năm, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh ở Hoa Kỳ dễ dàng hơn. Không có máy tính và các chương trình truyền hình hoạt động đến khuya, mọi người hầu như không ăn khuya, ăn vặt vì lúc đó họ đã đi ngủ. Các khẩu phần ăn cũng được phục vụ nhỏ hơn nhiều. Mọi người thích làm việc và vui chơi ngoài trời hơn, và cũng tập thể dục nhiều hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển của internet, TV và các hình thức giải trí khác (hoạt động 24/7), nhiều người lớn và trẻ em thức khuya hơn để xem TV, lướt mạng xã hội, chơi trò chơi và trò chuyện trực tuyến. Điều này có thể dẫn đến việc ngồi lâu và ăn vặt quá mức - cả ban ngày lẫn ban đêm. Việc tiêu thụ nhiều calo và ít hoạt động có thể gây ra nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh lý tim mạch và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đang chỉ ra rằng việc nhịn ăn gián đoạn có thể giúp đảo ngược những xu hướng không lành mạnh này.

Có nhiều cách để thực hành nhịn ăn gián đoạn, nhưng các phương pháp IF phổ biến nhất là:

  • Phương pháp 16:8: Chu kỳ này bao gồm 16 giờ nhịn ăn với 8 giờ ăn uống. Nó có thể được lặp lại hàng ngày hay áp dụng vào 1 số ngày nhất định trong tuần, tùy thuộc vào lối sống và nhu cầu của bạn.
  • Phương pháp Ăn-dừng-ăn (Eat-Stop-eat): Tại đây, bạn sẽ ăn bình thường trong 1-2 ngày và sau đó nhịn ăn trong 24 giờ vào ngày hôm sau, lặp lại 1-2 lần/tuần.
  • Phương pháp 20:4 (Warrior Diet): Còn được gọi là chế độ ăn kiêng Chiến binh, chu kỳ này bao gồm 1 khoảng thời gian ăn uống ngắn trong 4 giờ với 20 giờ nhịn ăn trong khoảng thời gian còn lại trong ngày.
  • Phương pháp 5:2: Thay vì nhịn ăn hoàn toàn, bạn sẽ chọn 1-2 ngày (không liền kề nhau) để hấp thụ lượng calo rất thấp (khoảng 500-600 calo) và ăn uống bình thường trong các ngày còn lại của tuần.

Mattson nói rằng sau nhiều giờ không có thức ăn, cơ thể sẽ cạn kiệt lượng đường dự trữ và bắt đầu quá trình đốt cháy chất béo. Ông gọi điều này là sự tăng cường trao đổi chất.

2. Nhịn ăn gián đoạn có tốt không? Lợi ích của nhịn ăn gián đoạn

Theo Mattson, việc nhịn ăn gián đoạn hoàn toàn trái ngược với mô hình ăn uống thông thường của hầu hết người Mỹ, ai cũng có xu hướng ăn quá nhiều, bất cứ khi nào họ muốn. Ông nói rằng, nếu ai đó ăn 3 bữa một ngày, ăn vặt và không tập thể dục, thì mỗi lần ăn họ sẽ “nạp thêm” calo vào cơ thể. Lượng mỡ dự trữ không những không bị đốt cháy mà còn có xu hướng gia tăng.

Nhịn ăn gián đoạn hoạt động bằng cách kéo dài khoảng thời gian giữa các bữa ăn, cho phép cơ thể tiêu hao hết lượng calo thu được từ bữa ăn trước đó, và bắt đầu đốt cháy chất béo để cung cấp năng lượng.

Một bài báo đánh giá được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy IF có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:

  • Gia tăng tuổi thọ;
  • Cải thiện sức khỏe nhận thức;
  • Quản lý trọng lượng cơ thể;
  • Cân bằng lượng đường trong máu;
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch;
  • Cải thiện stress oxy hóa và kháng viêm. 
nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng tới cơ thể
Nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng tới cơ thể khi nó cũng tác động lên insulin

Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu thêm lý do tại sao nhịn ăn gián đoạn mang đến nhiều lợi ích như vậy. Có thể nhiều tác dụng trong số này liên quan đến sự thích nghi của tế bào khi cơ thể ở trạng thái nhịn ăn. 

3. Nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

3.1. Ban đầu bạn có thể cảm thấy đói cồn cào

Cơ thể chúng ta luôn quen với việc ăn uống vào 1 thời điểm nhất định. Nếu trước đây bạn luôn ăn sáng lúc 8 giờ và nay bạn quyết định bỏ qua bữa sáng, chỉ đến trưa mới ăn thì cơ thể sẽ “phát tín hiệu” là bạn đang thiếu thứ gì đó.

Việc trì hoãn bữa ăn có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp, cảm giác đói và tâm trạng cáu kỉnh, mất kiên nhẫn gia tăng… Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, từ từ cơ thể bạn sẽ điều chỉnh theo lịch trình ăn uống mới. Một “mẹo” để bạn có thể chuyển đổi dễ dàng hơn sang chế độ IF là đẩy lùi thời gian ăn sáng (hoặc ngược lại, đẩy thời gian ăn tối lên sớm hơn) để sự thay đổi không quá đột ngột. 

3.1. Khẩu vị của bạn thay đổi

Dù ban đầu có thể gặp khó khăn, nhưng theo thời gian, bạn sẽ cảm nhận rằng mình có khả năng thích nghi với việc nhịn ăn tốt hơn và hài lòng với lượng thực phẩm ít hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giới hạn ăn uống trong thời gian nhất định có thể giảm mức hormone ghrelin - loại hormone báo hiệu cảm giác đói trong cơ thể. Đồng thời, mức độ hormone leptin có thể tăng lên (leptin là loại hormone thông báo cho cơ thể biết khi nào cơ thể đã đủ no). Kết quả là, với ghrelin giảm và leptin tăng, bạn có thể ăn ít hơn mà không cần phải vật lộn với cảm giác đói.

3.2. Mức insulin trong cơ thể giảm

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra và nó được giải phóng để đáp ứng với lượng đường trong máu tăng lên sau khi ăn. Công việc của insulin là "mở khóa" các tế bào trong cơ, gan và chất béo, đồng thời đẩy glucose từ máu vào các tế bào đó, nhờ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể ngay bây giờ hoặc dự trữ năng lượng cho sau này. Tuy nhiên, nếu insulin quá cao có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng tới cơ thể khi nó cũng tác động lên insulin. Thời gian nhịn ăn sẽ làm giảm lượng insulin lưu thông trong máu vì chất này sẽ không cần phải tiết ra thường xuyên như trước. Điều này không chỉ giúp đốt cháy chất béo mà còn làm giảm nguy cơ phát triển 1 số bệnh lý như tiền tiểu đường và tiểu đường.

3.3. Nhịn ăn gián đoạn giúp kiểm soát cân nặng

Nhịn ăn gián đoạn có giảm cân không? Câu trả lời là Có. Nếu bạn đang có mục tiêu giảm cân, áp dụng IF có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Sở dĩ vậy là bởi với việc kiểm soát thời gian ăn (thời gian nhịn nhiều hơn, ăn ít hơn) dẫn đến việc bạn tiêu thụ ít calo hơn. Việc giảm insulin và thay đổi hormone thèm ăn cũng có thể giúp hỗ trợ giảm cân. 

nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng tới cơ thể
Nhịn ăn gián đoạn có giảm cân không?

3.4. Tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể

Một số nghiên cứu trên những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì cho thấy nhịn ăn gián đoạn đã giúp họ giảm 5% trọng lượng cơ thể và giảm mỡ thừa, giảm LDL “xấu” và cholesterol toàn phần, chất béo trung tính, đường huyết khi đói, insulin và huyết áp. Tuy nhiên chỉ 1 số phương pháp IF nhất định mới dẫn đến những lợi ích này, bao gồm phương pháp 5:2, nhịn ăn xen kẽ trong ngày, ăn từ 0-600 calo vào những ngày nhịn ăn.

Như vậy, nhịn ăn gián đoạn có thể là 1 phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ. Tin vui là nhiều bệnh nhân đã đạt được những lợi ích trên trong từ 1 - 6 tháng đầu tiên. Sau đó họ không cần giảm cân nữa vì có thể gặp khó khăn trong việc tuân theo chế độ ăn kiêng lâu dài.

3.5. Sửa chữa tế bào thông qua cơ chế “tự ăn tế bào”

Khi nhịn ăn gián đoạn, các tế bào trong cơ thể sẽ thích nghi với tình trạng thiếu năng lượng và kích hoạt cơ chế Autophagy. Autophagy (hay “tự ăn”) chính là cách cơ thể tự loại bỏ những tế bào bị hư hỏng, các mảnh tế bào mất chức năng và các chất thải để nhường chỗ cho các tế bào khỏe mạnh hơn. Quá trình này đã được chứng minh là 1 cơ chế thần kỳ giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa.

4. Kết luận

Mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngại về nhịn ăn gián đoạn (do những lo ngại về sức khỏe, khó khăn trong quá trình thực hành) nhưng đây vẫn là 1 phương pháp đơn giản, hiệu quả có thể giúp bạn đạt được nhiều lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý rằng việc nhịn ăn gián đoạn để giảm cân không dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và những người mắc các chứng rối loạn về ăn uống. 

Để biết mình phù hợp với hình thức giảm cân nào, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI), đánh giá tình hình sức khỏe cũng như được tư vấn về lộ trình giảm cân an toàn, hiệu quả nhất.

Hiện nay có liệu pháp tiêu hao năng lượng đã được nhiều chuyên gia chứng minh là phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả và bền vững. Với phương pháp giảm cân đa trị liệu này, khách hàng sẽ được truyền vào cơ thể các vi hoạt chất giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ thừa tới cấp độ tế bào và giảm cân tối ưu mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Nhịn ăn gián đoạn và ăn kiêng cấp tốc có giảm cân tốt không?

Nhịn ăn gián đoạn và ăn kiêng cấp tốc có giảm cân tốt không?

Nhịn ăn và tập thể dục có xuống cân nhanh không?

Nhịn ăn và tập thể dục có xuống cân nhanh không?

Làm thế nào để nhịn ăn gián đoạn giúp bạn giảm cân?

Làm thế nào để nhịn ăn gián đoạn giúp bạn giảm cân?

22

Bài viết hữu ích?