Béo phì là một căn bệnh gây ảnh hưởng tâm lý cho bệnh nhân khá nhiều. Dựa theo từng tình trạng mà sự ảnh hưởng tâm lý của bệnh béo phì được chia thành nhiều cấp độ. Tuy nhiên béo phì ảnh hưởng tâm lý ra sao thì rất ít người hiểu rõ. Chỉ khi bệnh nghiêm trọng thì người bệnh mới chú ý nhiều hơn. Cảm xúc có một phần ảnh hưởng thông qua chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Căn bệnh béo phì gây ra dư thừa năng lượng, làm bệnh nhân khó hấp thụ dinh dưỡng khiến một số vitamin, khoáng chất tốt cho hệ thần kinh không được đảm bảo. Đây là ảnh hưởng của béo phì gây ra các vấn đề tâm lý. Sự thiếu hụt dinh dưỡng khiến cảm nhận của cơ thể bị rối loạn. Có thể thấy được hội chứng rối loạn lưỡng cực xuất hiện phổ biến trên bệnh nhân béo phì hơn là người có chỉ số khối cơ thể ở mức ổn định. Một trong những bệnh ảnh hưởng tâm lý của béo phì nhìn thấy rõ nhất chính là phụ nữ sau sinh. Sau sinh, sản phụ nữ thường đối mặt với nguy cơ rối loạn nội tiết tố do hormone tăng - giảm đột ngột. Sự thay đổi của cơ thể cùng sự gia tăng cân nặng sau sinh dẫn đến áp lực. Những thay đổi sau sinh, đặc biệt là tăng cân và áp lực chăm sóc cũng gây ra trầm cảm cho phụ nữ. Ở một góc quan sát thì đối tượng này cũng chỉ ảnh hưởng tâm lý của bệnh béo phì ở mức chưa quá nghiêm trọng. Phân tích lâm sàng cho thấy, hội chứng rối loạn lưỡng cực xuất hiện ở bệnh nhân béo phì. Một phần không thể phủ nhận là các thực phẩm làm tăng nguy cơ béo phì có tác động đến hệ thần kinh, nếu sử dụng chúng kéo dài. Cụ thể, đối với thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán hay món ăn nhiều đường thì người dùng sẽ cảm thấy ăn ngon. Tuy nhiên sau đó chúng lại khiến họ rơi vào tâm lý căng thẳng vì tăng cân và khó ngủ. Đây chính ảnh hưởng của bệnh béo phì. Ngoài ra khi cơ thể ở giai đoạn sau trưởng thành thì khả năng trao đổi chất giảm, từ đó nguy cơ béo phì sẽ tăng cao. Điều này cũng dẫn đến người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tâm lý cao hơn.
Đứng ở góc độ lâm sàng, béo phì là nguyên nhân ảnh hưởng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên đánh giá một cách tổng quát thì không phải hoàn toàn các bệnh nhân béo phì ảnh hưởng tâm lý như nhau. Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, sức khỏe, môi trường sống…. Yếu tố đầu tiên gây ảnh hưởng tâm lý của bệnh béo phì tăng cao chính là sự tự ti về hình dáng cơ thể. Cơ thể tăng kích thước nhưng chứa nhiều mỡ thừa sinh ra cảm giác lười biếng và làm bệnh nhân không ngừng tăng cân về sau khiến hình thể mỗi ngày trở nên tệ hơn và khó cải thiện. Tâm lý chán nản dẫn đến suy nghĩ tiêu cực khiến gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Giảm cân là quá trình kéo dài tuy nhiên để có một mức cân nặng tốt thì mỗi người phải thường xuyên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Sự khắt khe trong ăn uống chính là khó khăn đối với người mắc bệnh béo phì. Đặc biệt chế độ dinh dưỡng giảm cân thường tốn kém về kinh tế hơn chế độ ăn thông thường. Tâm lý giảm cân gặp khó khăn cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm, lo âu và rối loạn lưỡng cực ở bệnh nhân béo phì. Béo phì có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, người trưởng thành lẫn người cao tuổi. Không có một đối tượng nào có thể tránh khỏi nguy cơ béo phì nếu không có sự phòng ngừa căn bệnh này từ sớm. Theo con số thống kê có khoảng một nửa số bệnh nhân điều trị béo phì gặp ảnh hưởng tâm lý. Mức độ của bệnh tâm lý ở từng bệnh nhân là không giống nhau và họ chịu ảnh hưởng ở các tác động môi trường và mối quan hệ trong giao tiếp. Những bệnh nhân gặp vấn đề tâm lý không hoàn toàn là do ảnh hưởng từ béo phì, mà đây là nhân tố tác động khiến bệnh lý phát triển. Tuy nhiên khi điều trị giữa bệnh nhân không béo phì và bệnh nhân béo phì thì tâm lý của bệnh nhân béo phì thường khó ổn định hơn. Như vậy không phải mọi bệnh nhân béo phì đều bị ảnh hưởng tâm lý. Cũng như các bệnh nhân điều trị tâm lý không nhất thiết là có nguyên do từ béo phì. Tuy nhiên gần một nửa số bệnh nhân chịu ảnh hưởng tâm lý của béo phì. Đồng thời khả năng điều trị tâm lý ở bệnh nhân béo phì thấp hơn so với các bệnh nhân mắc hội chứng tâm lý khác.
Bệnh béo phì là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân khiến vấn đề rối loạn âu lo xuất hiện. Theo đánh giá tâm lý, ngoài rối loạn âu lo do nỗi sợ thì sự thiếu hụt dinh dưỡng do trao đổi chất kém cũng dẫn đến tình trạng rối loạn âu lo. Người béo phì thường suy giảm khả năng hấp thụ những dưỡng chất nạp vào. Bên cạnh đó, các yếu tố gây bệnh lo âu cũng đến từ nhịp tim và khả năng lưu thông máu của cơ thể người bệnh. Do đó một cách gián tiếp thì béo phì được đánh giá là nguyên nhân của nhiều bệnh tâm lý nguy hiểm. Sở dĩ béo phì gây rối loạn tâm lý dẫn đến rối loạn lo âu có phần do nỗi lo cơ thể suy yếu. Sự suy giảm sức khỏe của mỗi cơ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng nhiều. Thông thường tâm lý tiêu cực xuất hiện ở người bệnh và làm bệnh nặng hơn. Với béo phì người bệnh khó giảm cân thì đây là nỗi lo dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu nghiêm trọng.
Trầm cảm được phát hiện ở người có hệ thần kinh suy yếu. Khi xem xét những người bệnh béo phì thì họ có nguy cơ bị trầm cảm vì họ luôn tự ti với thân hình của mình, đặc biệt là cơ thể nhiều mỡ thừa. Hình thể và cảm giác không đơn giản mà còn có sự ảnh hưởng bởi sự suy yếu của các tín hiệu thần kinh. Cơ thể người béo phì giảm đáng kể khả năng hấp thụ, đặc biệt là những khoáng chất bổ sung năng lượng cho hệ thần kinh. Thêm vào đó các biểu hiện tăng cân hay mất ngủ cũng là yếu tố gây suy yếu thần kinh, dẫn đến trầm cảm cao hơn ở bệnh nhân béo phì. Có thể thấy, béo phì ảnh hưởng tâm lý dẫn đến trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên mọi lứa tuổi đều có thể mắc béo phì và không hoàn toàn các bệnh nhân béo phì chịu ảnh hưởng tâm lý. Do đó, kiểm soát cân nặng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bản thân tránh khỏi nguy cơ béo phì và bệnh tâm lý nguy hiểm. Để quản trị cân nặng hiệu quả, tránh những hệ lụy của bệnh béo phì đến tâm lý, ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp thì bạn có thể sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Phương pháp này sử dụng dịch truyền là các loại vitamin và các khoáng chất như Vitamin C, B-complex, và khoáng chất Vàng Selen. Nhờ đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và quá trình chuyển hóa cũng tăng lên. Bạn sẽ có thể giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng mà vẫn giảm mỡ máu, mỡ nội tạng, mỡ dưới da, mỡ mặt đồng đều trên toàn bộ cơ thể. Kết quả là bạn sẽ sở hữu một cơ thể thon gọn, săn chắc như ý.
31
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường để kiểm soát khối lượng mỡ trong cơ thể
Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?
Các dấu hiệu trao đổi chất kém, khiến cơ thể dễ tích mỡ và tăng cân
Giảm 5% cân nặng có thể mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của bạn?
Cách giảm cân với chuối trong 3 ngày
31
Bài viết hữu ích?