Zalo

Liều bức xạ của các tia trong chụp CT khoảng bao nhiêu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong y học ngày nay, công nghệ chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán về tình trạng bệnh để điều trị phù hợp. Tuy vậy, việc chụp CT nhiều có thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng bởi bức xạ của các tia. Với liều lượng cao, các bức xạ ion hóa có thể làm tổn hại DNA và gây ra ung thư trong tương lai. Vậy liều bức bức xạ của các tia trong chụp CT là khoảng bao nhiêu và khi nào thì người bệnh được chống chỉ định chụp CT?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Vì sao chụp CT có bức xạ?

CT là một kỹ thuật sử dụng tia X và tạo ra bức xạ. Tuy nhiên, mỗi lần chụp đều được kiểm soát để giữ bức xạ ở mức an toàn, vì vậy bệnh nhân không cần quá lo lắng về tác động lên sức khỏe. Dẫu vậy, trong một số trường hợp, nếu phải thực hiện nhiều chụp CT liên tiếp trong thời gian dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do tác động của tia X-quang. Hiện nay, máy chụp đã được đảm bảo an toàn về bức xạ trong x quang, nhưng vẫn là một vấn đề khiến các chuyên gia quan ngại.

Bức xạ bạn nhận từ chụp X-quang, CT và hạt nhân là loại bức xạ ion hóa, có bước sóng năng lượng cao hoặc các hạt xuyên qua mô để hiển thị các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Loại bức xạ ion hóa này có thể làm hỏng DNA và dù các tế bào trong cơ thể có khả năng sửa chữa hư hỏng, đôi khi chúng sửa chữa không hoàn hảo, để lại những vùng "sửa chữa sai" nhỏ. Điều này dẫn đến các đột biến DNA có thể góp phần gây ung thư trong tương lai.

Trong những năm gần đây, việc sử dụng tia xạ khi chụp x quang trong lĩnh vực y tế ngày càng tăng đã làm tăng tổng mức tiếp xúc bức xạ ở người dân Hoa Kỳ lên gấp đôi. Tỷ lệ tổng phơi nhiễm bức xạ từ chụp x quang đã tăng từ 15% vào đầu những năm 1980 lên 50% tính đến hiện nay. Chỉ riêng bức xạ của các tia chụp CT đã đóng góp 24% tổng số lần phơi nhiễm bức xạ ở Hoa Kỳ, theo một báo cáo của Hội đồng Quốc gia về Đo lường và Bảo vệ Bức xạ vào tháng 3 năm 2009.

bức xạ của các tia
Việc sử dụng tia xạ khi chụp x quang trong lĩnh vực y tế ngày càng phổ biến 

2. Liều bức xạ của các tia trong chụp CT khoảng bao nhiêu? 

Hiện nay, mặc dù đã có các máy chụp CT thế hệ mới ra đời, nhưng liều bức xạ trong khi chụp CT sẽ phụ thuộc vào bộ phận trên cơ thể cần kiểm tra và các kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh sẽ điều chỉnh lượng tia cần thiết.

Các chuyên gia trong lĩnh vực x-quang sử dụng thuật ngữ "liều lượng hiệu quả" dùng để mô tả lượng bức xạ mà cơ thể bạn hấp thụ. Theo đó, tương ứng với mỗi loại mô trên cơ thể khác nhau thì sẽ có độ nhạy cảm khác nhau. Lượng bức xạ trong từng trường hợp cần khảo sát ở các vị trí khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ, bức xạ trong quá trình chụp CT bụng sẽ khác với lượng bức xạ của các tia trong quá trình chụp CT vùng đầu.

Đơn vị mà bác sĩ sử dụng để đo liều bức xạ của các tia là millisievert (mSv). Để cung cấp ý kiến về rủi ro từ các loại xét nghiệm X-quang khác nhau. Các bác sĩ so sánh số mSv của một thủ tục với thời gian mà nó sẽ mất để hấp thụ cùng lượng bức xạ nền từ môi trường. Ví dụ, các tia vũ trụ từ không gian bên ngoài và khí radon từ đá và đất khiến bạn tiếp xúc với bức xạ. Đó gọi là bức xạ “nền”. 

Theo đó, lượng bức xạ của các tia trong từng chỉ định chụp CT phổ biến như sau: 

  • Bụng và xương chậu: 10 mSv, tương đương khoảng 3 năm bức xạ nền.
  • Đại tràng: 6 mSv, tương đương khoảng 2 năm bức xạ nền.
  • Đầu: 2 mSv, tương đương khoảng 8 tháng bức xạ nền.
  • Cột sống: 6 mSv, tương đương khoảng 2 năm bức xạ nền.
  • Ngực: 7 mSv, tương đương khoảng 2 năm bức xạ nền.
  • Tầm soát ung thư phổi: 1,5 mSv, tương đương khoảng 6 tháng bức xạ nền.
  • Chụp mạch vành (CTA): 12 mSv, tương đương khoảng 4 năm bức xạ nền.
  • Tim (tìm đốm vôi hóa trên mạch vành): 3 mSv, tương đương khoảng 1 năm bức xạ nền.

Lưu ý rằng con số "mSv" đo lường liều xạ trong mỗi loại xét nghiệm và được so sánh với thời gian hấp thụ lượng bức xạ tương đương từ môi trường tự nhiên (bức xạ nền).

3. Khi nào thì không nên chụp CT?

Mặc dù các máy móc để thực hiện việc chụp CT hiện nay đã có kiểm soát an toàn bức xạ trong x quang, tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt có các vấn đề về sức khỏe thì các bác sĩ sẽ chống chỉ định chụp CT để đảm bảo người bệnh không bị ảnh hưởng bởi tia xạ khi chụp x quang.

  • Bệnh nhân suy thận nặng: Do thuốc cản quang cần được loại thải bởi thận nên người bị suy thận nặng có thể không thể loại bỏ hoặc xử lý chất này một cách hiệu quả, gây nguy cơ tăng hàm lượng chất cản quang trong cơ thể và có thể gây hại.
  • Suy chức năng gan nặng: Tương tự như suy thận, việc chất cản quang được loại thải bởi gan, vì vậy trong trường hợp suy gan nặng, việc tiếp xúc với thuốc cản quang có thể gây hại cho cơ thể.
  • Dị ứng thuốc cản quang: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang hoặc các thành phần trong chúng nên tránh việc sử dụng loại thuốc này. 
  • Bệnh nhân có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cần đặc biệt cẩn trọng và hạn chế thực hiện CT Scan. Trong giai đoạn này, các tế bào của thai nhi chưa phát triển hoàn chỉnh và rất nhạy cảm với tia X. Nếu thai phụ tiếp xúc với tia X trong giai đoạn này, có thể gây xuất hiện các dị tật cho thai nhi. Do đó, trong trường hợp này, không thể tiếp xúc với bức xạ của các tia và được chống chỉ định chụp CT hoặc chỉ tiến hành khi thực sự cần thiết và được giám sát cẩn thận bởi các chuyên gia y tế.
bức xạ của các tia
Bệnh nhân có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu không nên tiếp xúc với bức xạ của các tia 

Chụp CT là một trong các kỹ thuật áp dụng tia X để thể hiện các hình ảnh của các mô và cơ quan trong cơ thể. Mặc dù trong chẩn đoán và điều trị, ứng dụng của tia X và chụp CT là rất cần thiết, tuy vậy, với một số ảnh hưởng từ bức xạ của các tia, việc hạn chế chụp phim x quang liên tục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cần thiết. Trong trường hợp thực sự cần thiết, người bệnh nên khai báo thời điểm chụp CT gần nhất cho bác sĩ để chỉ định các xét nghiệm x quang phù hợp.

Nguồn: fda.gov, health.harvard.edu, webmd.com, epa.gov.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả

6131

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Chụp CT có hại không?

Chụp CT có hại không?

Chụp X Quang có hại không?

Chụp X Quang có hại không?

Siêu âm ổ bụng đánh giá lá lách

Siêu âm ổ bụng đánh giá lá lách

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

6131

Bài viết hữu ích?