Zalo

Chụp CT có hại không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đối với một số tình trạng sức khỏe, hình ảnh từ xét nghiệm X-quang hoặc siêu âm là không đủ để kết luận. Lúc này, chụp cắt lớp vi tính cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về các mô, mạch máu và xương để bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng hơn. Vậy chụp CT là gì và có hại không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Chụp CT là gì?

Trong quá trình thăm khám và điều trị, không ít người bệnh từng được bác sĩ chỉ định cho chụp cắt lớp vi tính, hay CT scanner để làm rõ chẩn đoán. Vậy kỹ thuật chụp CT là gì

Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho phép các bác sĩ nhìn thấy bên trong cơ thể. Đây là phương pháp kết hợp giữa tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh về các tạng trong cơ thể, xương, mạch máu, … và các mô khác. So với chụp X quang thông thường, CT scanner cho thấy nhiều chi tiết hơn. Người bệnh có thể được chỉ định chụp CT trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Quá trình này không mất nhiều thời gian và không gây đau đớn.

Hình: Chụp CT là gì là thắc mắc của nhiều người

Vậy nguyên lý của kỹ thuật chụp CT scanner là gì

  • Kỹ thuật chụp CT kết hợp một loạt hình ảnh X-quang được chụp từ các góc khác nhau xung quanh cơ thể và dùng máy tính xử lý để tạo ra hình ảnh cắt ngang của xương, mạch máu và mô mềm.
  • Quá trình này được tiến hành lặp đi lặp lại để tạo ra một số lát cắt. Máy tính sắp xếp các bản quét này chồng lên nhau để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan, xương hoặc mạch máu. Ví dụ, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng kết quả CT scanner để xem xét tất cả các mặt của khối u để chuẩn bị cho ca phẫu thuật.

2. Chụp CT có hại không? 

Chụp CT có hại không là thắc mắc của nhiều người bệnh trước và sau khi được chỉ định kỹ thuật này. Chụp CT sử dụng tia X và tạo ra bức xạ ion hóa. Nghiên cứu cho thấy loại bức xạ này có thể làm hỏng DNA và dẫn đến ung thư. Nhưng rủi ro vẫn còn rất nhỏ, khả năng một người bị ung thư gây tử vong do chụp CT là khoảng 1/2,000. Vậy người bệnh được chụp CT có ảnh hưởng gì không?

  • Tiếp xúc với bức xạ: Trong quá trình chụp CT, bạn sẽ tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong một thời gian ngắn. Lượng bức xạ này lớn hơn so với khi chụp X-quang thông thường. Liều lượng phóng xạ thấp được sử dụng trong chụp CT chưa được chứng minh là gây ra tác hại lâu dài, mặc dù ở liều lượng cao hơn nhiều, nguy cơ ung thư tiềm ẩn có thể tăng lên một chút. Vậy trẻ em chụp CT có nguy hiểm không? Bức xạ ion hóa có thể ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn. Đó là bởi vì chúng vẫn đang phát triển. Đồng thời, trẻ em có nhiều năm hơn để tiếp xúc với bức xạ. Tuy nhiên, chụp CT có nhiều lợi ích lớn hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào. Các bác sĩ sử dụng liều phóng xạ thấp nhất có thể để có được thông tin y tế cần thiết. Ngoài ra, các máy móc và kỹ thuật hiện đại hơn, thời gian tiếp xúc nhanh hơn sẽ làm giảm lượng bức xạ mà người bệnh nhận được nhiều hơn so với trước đây.
  • Gây hại cho bào thai: Nếu bạn đang mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ biết trước khi được chỉ định chụp CT. Bác sĩ có thể đề nghị một loại kiểm tra khác an toàn hơn, chẳng hạn như siêu âm hoặc MRI, để tránh cho em bé tiếp xúc với bức xạ. Ở liều lượng thấp của bức xạ được sử dụng trong hình ảnh CT, không có tác động tiêu cực nào được quan sát thấy ở người.
  • Phản ứng với chất cản quang: Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nên dùng một loại thuốc nhuộm đặc biệt gọi là chất cản quang. Mặc dù xảy ra với tỉ lệ rất thấp, chất cản quang có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, hầu hết các phản ứng đều nhẹ và dẫn đến phát ban hoặc ngứa. Trong một số ít trường hợp, phản ứng dị ứng có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hãy thông báo với bác nếu bạn đã từng có phản ứng với chất cản quang.
  • Bác sĩ cũng nên biết nếu người bệnh bị tiểu đường và đang dùng thuốc metformin. Họ sẽ cho bạn biết nếu bạn cần ngừng dùng thuốc trước hoặc sau khi làm thủ thuật.
  • Mặc dù hiếm gặp nhưng chất cản quang có thể dẫn đến các vấn đề về thận. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về thận trước khi chụp CT.
Hình: Bác sĩ sẽ giải thích chụp CT có ảnh hưởng gì không cho bệnh nhân trước khi chỉ định

3. Chống chỉ định của chụp CT là gì? 

Kỹ thuật chụp CT scanner sử dụng tia X và liều bức xạ lớn hơn X quang thường quy. Do đó để đảm bảo an toàn, cần tuân theo các chống chỉ định như chụp X quang phụ nữ mang thai, … Trong những trường hợp chụp CT có thuốc cản quang thì cần tuân thủ chống chỉ định của thuốc cản quang, bao gồm:

Chống chỉ định tương đối:

  • Suy gan, suy tim mất bù.
  • Suy thận độ III, IV. Nếu bắt buộc phải tiêm thuốc cản quang, bác sĩ cần có kế hoạch chạy thận nhân tạo cho người bệnh sau khi tiêm.
  • Đa u tủy, đặc biệt khi bệnh nhân bị thiểu niệu. Nếu bắt buộc phải chụp CT thì cần truyền dịch cho bệnh nhân.
  • Dị ứng
  • Người mắc bệnh mãn tính: Cường giáp, đái tháo đường, hen suyễn, hồng cầu hình liềm.
  • Phụ nữ có thai.

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Mất nước nặng.
  • Dị ứng với i ốt.

Chụp CT scanner là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác, giúp các bác sĩ phát hiện những vấn đề sức khỏe trên các cơ quan khác nhau của cơ thể. Lưu ý khi được chỉ định chụp CT, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn và cho ra kết quả chính xác nhất.

Nguồn: healthline.com, webmd.com, mayoclinic.org.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Chụp MRI có hại không?

Chụp MRI có hại không?

Liều bức xạ của các tia trong chụp CT khoảng bao nhiêu?

Liều bức xạ của các tia trong chụp CT khoảng bao nhiêu?

Mục đích chụp MRI để làm gì?

Mục đích chụp MRI để làm gì?

Chụp X Quang có hại không?

Chụp X Quang có hại không?

3214

Bài viết hữu ích?