Zalo

Chụp X Quang có hại không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chụp X quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, thường được sử dụng để xem xét các bệnh ở xương cũng như giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, không ít người lo lắng về việc tiếp xúc với bức xạ trong khi chụp X quang. Vậy chụp X quang có hại không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Chụp X quang có hại không?

Tia X là một loại bức xạ có thể đi xuyên qua cơ thể. Khi đó, năng lượng từ tia X được hấp thụ ở các tốc độ khác nhau bởi các bộ phận khác nhau của cơ thể. Một máy dò ở phía bên kia của cơ thể sẽ thu các tia X sau khi chúng đi qua và biến chúng thành hình ảnh.

Chụp X quang có thể được sử dụng để kiểm tra hầu hết các khu vực của cơ thể. Chúng chủ yếu được sử dụng để kiểm tra xương và khớp, đôi khi X quang được sử dụng để phát hiện các vấn đề ảnh hưởng đến mô mềm, ví dụ như các cơ quan nội tạng. X quang cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật trong một số thủ thuật nhất định ví dụ như tạo hình mạch vành, ... 

Một số người lo lắng rằng tia X nguy hiểm, vì tiếp xúc với bức xạ có thể gây tổn thương tế bào và dẫn đến ung thư. Vậy chụp X quang có hại không?

Tia X có thể gây đột biến DNA, do đó có thể dẫn đến ung thư sau này. Vì lý do này, tia X được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ Hoa Kỳ xếp vào danh sách chất gây ung thư. Tuy nhiên, những lợi ích công nghệ X quang mang lại vượt xa so với những hậu quả tiêu cực tiềm tàng của việc sử dụng chúng.

Chụp X quang nhiều lần có hại không? Theo chia sẻ trên William Morrison, M.D trên medicalnewstoday.com, ước tính rằng 0,4% bệnh ung thư ở Mỹ là do chụp cắt lớp vi tính (CT) gây ra. Một số nhà khoa học cho rằng mức độ này sẽ tăng lên song song với việc sử dụng chụp CT ngày càng nhiều trong các thủ thuật y tế. Ít nhất 62 triệu lần quét CT đã được thực hiện ở Mỹ vào năm 2007. Theo một nghiên cứu, ở độ tuổi 75, chụp X quang sẽ làm tăng nguy cơ ung thư từ 0,6 đến 1,8%. Nói cách khác, những rủi ro là tối thiểu so với những lợi ích mà X quang đem lại.

Mỗi quy trình có một rủi ro liên quan khác nhau tùy thuộc vào loại tia X và bộ phận cơ thể được chụp. Ngoài ra, độ nhạy cảm với bức xạ phụ thuộc vào tuổi tác, trong đó trẻ em nhạy cảm hơn người lớn. Dưới đây là danh sách cho thấy một số quy trình chụp X quang phổ biến hơn và so sánh liều bức xạ với bức xạ nền thông thường mà con người tiếp xúc hàng ngày:

  • X quang ngực: Tương đương với 2,4 ngày tiếp xúc với bức xạ nền tự nhiên
  • X quang hộp sọ: Tương đương với 12 ngày tiếp xúc với bức xạ nền tự nhiên
  • X quang cột sống thắt lưng: Tương đương với 182 ngày tiếp xúc với bức xạ nền tự nhiên
  • X quang hệ tiết niệu: Tương đương với 1 năm tiếp xúc với bức xạ nền tự nhiên
  • Thăm dò đường tiêu hóa trên: Tương đương với 2 năm tiếp xúc với bức xạ nền tự nhiên
  • CT đầu: Tương đương với 243 ngày bức xạ tiếp xúc với nền tự nhiên
  • CT bụng: Tương đương với 2,7 năm bức xạ tiếp xúc với nền tự nhiên.

Chụp X quang nhiều có hại không? Nhìn chung, phơi nhiễm bức xạ từ tia X là thấp và lợi ích từ các kỹ thuật này vượt xa rủi ro. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, hãy nói với bác sĩ trước khi chụp X quang. Mặc dù rủi ro của hầu hết các tia X chẩn đoán đối với thai nhi là nhỏ, nhưng bác sĩ có thể xem xét một xét nghiệm hình ảnh khác an toàn với em bé hơn, chẳng hạn như siêu âm.

2. Các tác dụng phụ có thể gặp khi chụp X quang

Bên cạnh chụp X quang nhiều lần có hại không thì các tác dụng phụ có thể xảy ra khi chụp cũng là điều mà nhiều người quan tâm.

Mặc dù tia X có liên quan đến việc tăng nhẹ nguy cơ ung thư, nhưng có nguy cơ cực kỳ thấp về tác dụng phụ ngắn hạn. Tiếp xúc với mức độ bức xạ cao có thể gây ra nhiều tác động, chẳng hạn như nôn mửa, chảy máu, ngất xỉu, rụng tóc và mất da và tóc. Tuy nhiên, tia X cung cấp một lượng phóng xạ thấp đến mức người ta tin rằng chúng không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe tức thì nào.

Ở một số người, việc tiêm chất cản quang khi chụp X quang có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Cảm giác ấm áp, nóng bừng
  • Có vị kim loại
  • Cảm giác lâng lâng
  • Buồn nôn
  • Ngứa
  • Phát ban

Các phản ứng hiếm khi xảy ra, bao gồm:

  • Hạ huyết áp nặng
  • Sốc phản vệ
  • Tim ngừng đập
Hình: Chụp X quang nhiều lần có hại không là thắc mắc của nhiều người

3. Biện pháp làm giảm rủi ro khi chụp X quang

Sau khi biết được chụp X quang nhiều có hại không thì nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để giảm tiếp xúc với bức xạ từ tia X. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh nên các bước sau:

  • Hãy hỏi bác sĩ xem chụp X quang sẽ giúp ích như thế nào và có phương pháp nào khác có thể ít rủi ro hơn nhưng vẫn cho phép đánh giá hoặc điều trị tốt cho tình trạng y tế của bạn không.
  • Báo trước cho bác sĩ nếu bạn đang hoặc có thể đang mang thai.
  • Hỏi xem có thể sử dụng tấm chắn bảo vệ không: Nếu bạn hoặc con bạn cần phải chụp X quang, hãy hỏi xem có nên sử dụng tạp dề chì hoặc tấm chắn khác hay không.
  • Hãy hỏi nha sĩ xem họ có sử dụng phim tốc độ nhanh hơn (E hoặc F) để chụp X quang hay không. Nó có giá tương đương với phim tốc độ D thông thường và mang lại những lợi ích tương tự với liều bức xạ thấp hơn. 
  • Ghi nhớ lịch sử chụp X quang.
Hình: Bác sĩ sẽ giải thích chụp X quang có hại không và các biện pháp giảm rủi ro trước khi người bệnh tiến hành kỹ thuật này

X quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng tại các cơ sở y tế, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh. Những lợi ích và rủi ro của phương pháp chụp X quang sẽ được cân nhắc và giải thích trước với người bệnh trước khi chỉ định. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng, hoang mang trước khi tiến hành kỹ thuật này.

Nguồn: mayoclinic.org, nhs.uk, medicalnewstoday.com, hhs.gov.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Liều bức xạ của các tia trong chụp CT khoảng bao nhiêu?

Liều bức xạ của các tia trong chụp CT khoảng bao nhiêu?

Chỉ định và giá trị của chụp X - quang ngực

Chỉ định và giá trị của chụp X - quang ngực

Chụp CT có hại không?

Chụp CT có hại không?

Siêu âm ổ bụng đánh giá lá lách

Siêu âm ổ bụng đánh giá lá lách

1026

Bài viết hữu ích?