Tình trạng nhiễm virus viêm gan B hiện đang ở mức báo động đỏ tại Việt Nam với số liệu thống kê có đến hơn 10 triệu người mắc bệnh. Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, nước ta nằm trong top các nước có tỷ lệ viêm gan B dương tính cao nhất thế giới, tỉ lệ người mắc lên đến từ 10 - 20%. Cũng theo số liệu của Điều tra về gánh nặng bệnh tật (năm 2019), 80% các trường hợp bệnh gan và ung thư gan bắt nguồn từ viêm gan B dương tính, tuy nhiên hầu như phần lớn bệnh nhân không biết về tình trạng bệnh của mình. Vì thế, việc xét nghiệm viêm gan B và chẩn đoán sớm là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi bệnh nhân xét nghiệm miễn dịch HBsAg dương tính.
Xét nghiệm HBsAg dương tính có nghĩa là trong huyết thanh của bệnh nhân đang tồn tại kháng nguyên gây bệnh, tương đương với việc bệnh nhân đã từng mắc hoặc hiện đang bị nhiễm virus viêm gan B sau khi cơ thể phơi nhiễm với virus. Theo sinh lý bệnh của viêm gan B, các kháng nguyên HBsAg sẽ tăng lên trong vòng 10 tuần đầu. Sau đó nếu người bệnh có một hệ miễn dịch tốt thì kháng nguyên HBsAg sẽ giảm dần và biến mất sau 4 – 6 tháng, đây cũng là lúc cơ thể hoàn toàn khỏi bệnh và có được miễn nhiễm suốt đời với viêm gan B, không cần phải thực hiện tiêm ngừa. Cụ thể trong giai đoạn 10 tuần đầu tiên sau khi phơi nhiễm, hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh sẽ đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ, chúng sẽ đấu tranh để tiêu diệt virus, nếu thắng thì HBsAg sẽ giảm dần.
Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua quá trình này, những bệnh nhân có xét nghiệm HBsAg dương tính nhưng có hệ miễn dịch kém thì HbsAg thường sẽ không mất đi mà sẽ tiếp tục phát triển sau 6 tháng, trở thành viêm gan B mạn tính.
Song bệnh nhân có xét nghiệm HBsAg dương tính cũng không nên quá bi quan, vì chỉ có khoảng 10 – 15% người xét nghiệm HBsAg dương tính tiến triển thành trường hợp mang mầm bệnh mãn tính. Đa số trường hợp xét nghiệm HBsAg dương tính sẽ tự khỏi mà không cần phải thực hiện điều trị đáng kể. Trong số người mang mầm bệnh viêm gan B mạn cũng chỉ có một số ít chuyển thành viêm gan mạn, xơ gan hoặc ung thư gan. Cách đọc chỉ số HBsAg khi nhìn vào kết quả xét nghiệm viêm gan B:
Trong đó S/CO là chỉ số cao nhất được sử dụng để phân biệt ngưỡng HBsAg âm tính và dương tính. S/CO là viết tắt của Sample/Cut Off - giá trị của mẫu thử so với ngưỡng giới hạn cho phép, khi tỉ lệ S/CO >1 có nghĩa vượt ngưỡng và là kết quả dương tính, trường hợp tỉ lệ S/CO có giá trị < 1 nhỏ hơn ngưỡng cho phép là kết quả âm tính.
Kết quả xét nghiệm miễn dịch HBsAg dương tính nghĩa là người đó nhiễm siêu virus viêm gan B, tuy nhiên viêm gan B dương tính có cần điều trị hay không còn tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Như đã đề cập ở trên, đa số trường hợp viêm gan B dương tính sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Chỉ có từ 10 – 15% trở thành viêm gan B mạn tính, và rất ít tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
Khi có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính, bác sĩ sẽ xác định gan của bệnh nhân có bị tổn hại hay không? Nếu xác định bệnh nhân là viêm gan mạn tính lúc này cần được điều trị đặc hiệu theo phác đồ.
Chỉ số xét nghiệm HBsAg dương tính chỉ cho ta biết cơ thể có nhiễm virus hay không, còn xét nghiệm HBsAg dương tính không thể đánh giá chính xác virus hoạt động ra sao, cũng như cơ chế lây và mức độ ảnh hưởng của bệnh. Để biết được tình trạng bệnh cụ thể người bệnh cần thực hiện kiểm tra thêm nhiều hạng mục (như: HBeAg, HBeAb, HBV DNA, HBcrAg, đột biến kháng thuốc, đo độ xơ hóa gan định kỳ…) để có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của gan.
Song song với việc điều trị y khoa, bệnh nhân xét nghiệm HBsAg dương tính cần phối kết hợp thêm các phương pháp tại nhà mọi lúc mọi nơi để gan có thể khỏe mạnh trở lại nhanh nhất:
Tóm lại sau khi đã có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính từ địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, người bệnh cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này và tích cực đi tái khám theo chỉ định, tuân thủ các xét nghiệm để kịp thời điều trị, giúp bảo vệ lá gan cũng như bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Hiện nay việc xét nghiệm máu từ cơ đến nâng cao cũng có giá trị trong việc chẩn đoán, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được chính xác nhất. Đây vốn là một xét nghiệm quan trọng trong kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi 1 tình trạng bệnh lý được cụ thể hơn. Do đó, với những người đang mắc các bệnh về chuyển hóa, gan mật hay béo phì, thừa cân nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát mỗi năm 2 lần để sức khỏe luôn được kiểm soát, hạn chế tối đa những biến chứng gây khó khăn cho vấn đề điều trị về sau.
1270
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1270
Bài viết hữu ích?