Hepatitis B surface Antigen (HBsAg) là 1 chất có ở bề mặt virus siêu vi B và là 1 trong nhiều kháng nguyên của virus viêm gan B tồn tại trong huyết thanh của người. Kết quả xét nghiệm HBsAg sẽ giúp người kiểm tra biết mình có bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay không. Phần lớn những bệnh nhân mắc viêm gan B sẽ có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính.
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của chỉ số HBsAg, khi nào thì HBsAg dương tính, khi nào thì âm tính? Để giải đáp thắc mắc của quý độc giả, dưới đây là cách đọc chỉ số HBsAg dành cho người bệnh:
Trong đó: Số S/CO (Sample/Cut Off) là chỉ số cao nhất giúp phân biệt ngưỡng HBsAg âm tính và dương tính. Khi tỉ lệ này có giá trị > 1 có nghĩa vượt ngưỡng và là kết quả dương tính, còn khi có giá trị < 1 nhỏ hơn ngưỡng cho phép thì kết quả âm tính.
Khi thực hiện xét nghiệm HBsAg và kết quả cho ra dương tính (+), tức là trong huyết thanh người bệnh đã có kháng nguyên này. Điều này đồng nghĩa người kiểm tra đã có tiền sử nhiễm hoặc đang nhiễm virus viêm gan B. Trong 10 tuần đầu tiên sau khi cơ thể tiếp xúc với virus HBV, 1 cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus sẽ diễn ra. Nếu hệ miễn dịch chiến thắng thì HBsAG sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 4 - 6 tháng. Lúc đó, người bệnh khỏi bệnh và “miễn nhiễm trọn đời” với viêm gan B mà không cần tiêm phòng ngừa.
Đối với những trường hợp còn lại, có khoảng 10 - 15% người có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính rơi vào trường hợp viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp từ viêm gan B mạn tính thành xơ gan hay ung thư gan. Do đó, người bệnh không cần phải quá lo lắng về tình trạng bệnh. Trong phần lớn trường hợp thì viêm gan siêu vi B sẽ tự khỏi.
Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính (-) thì chứng tỏ bạn không bị nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, để đảm bảo trong tương lai loại virus này không thể tấn công hệ miễn dịch và làm tổn thương đến gan thì bạn và gia đình nên sớm đi tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh.
Đôi khi việc chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu để chẩn đoán, theo dõi bệnh có thể khiến các chuyên gia y tế gặp khó khăn. Bởi có 1 số trường hợp kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính giả, có nghĩa bệnh nhân không mắc viêm gan B nhưng kết quả lại thể hiện dương tính. Ví dụ như:
Ngược lại, có 1 số trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan B nhưng kết quả xét nghiệm HBsAg lại âm tính, gọi là trường hợp âm tính giả. Nguyên nhân xảy ra trường hợp này có thể do lỗi kỹ thuật hoặc dùng test có độ nhạy thấp, không có khả năng phát hiện những bệnh nhân có HBsAg nồng độ thấp. Bài viết trên đã hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm HBsAg và giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Hãy hiểu rằng xét nghiệm máu chỉ số HBsAg chỉ giúp ta nhận biết có nguy cơ mắc viêm gan B hay không, chứ không đánh giá được mức độ viêm gan, khả năng lây lan… Để có những thông tin cụ thể, bạn cần tìm hiểu các chỉ số chuyên sâu hơn để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Ví dụ như các chỉ số hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, Hematocrit (Hct), Hemoglobin (Hb)... giúp phát hiện ngay lập tức các rối loạn về huyết học (thiếu máu, ung thư máu, nhiễm trùng máu…). Không chỉ vậy, xét nghiệm máu còn định lượng chỉ số glucose trong máu, giúp cảnh báo sớm bệnh lý đái tháo đường (nếu có).
7099
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
7099
Bài viết hữu ích?