Zalo

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sán lá gan là bệnh đang rất phổ biến do ký sinh trùng gây ra.. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là nếu sống ở vùng có nguy cơ mắc sán lá gan cao, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất có thể. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy xét nghiệm sán lá gan là gì ? Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Sán lá gan là gì?

Sán lá gan là một loại ký sinh trùng và nó thường sống ký sinh trên động vật như trâu, bò, dê,... Ký sinh trùng rất dễ xâm nhập vào đường tiêu hoá của con người, khi đó gây ra bệnh ở nhiều cơ quan khác. Sán lá gan có 2 loại lớn và nhỏ, được phân bố theo vùng địa lý và gây bệnh. Đối với nước ta, bệnh sán lá gan nhỏ chủ yếu có ở khu vực Miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh như Nam Định, Phú Yên, Ninh Bình có tỉ lệ mắc bệnh cao. Bệnh sán lá gan lớn thường xuất hiện ở vùng Miền Trung, Tây Nguyên.

Hình: Sán lá gan gây tắc ống mật
Hình: Sán lá gan gây tắc ống mật

2. Một số nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sán lá gan

2.1 Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan

Những ấu trùng hay nang trứng của sán lá gan đều tồn tại trong thực phẩm bẩn, nguồn nước bẩn và thực phẩm sống. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá đến dạ dày tá tràng, sau đó tách vỏ theo máu di chuyển đến gan và bắt đầu ký sinh gây bệnh. Lúc đó, cơ thể bắt đầu tiết ra kháng thể chống lại sán lá gan. Nếu xét nghiệm máu, thấy có kháng thể chống lại sán lá gan thì người bệnh có nguy cơ cao là đã nhiễm sán lá gan.

2.2 Một vài triệu chứng của bệnh sán lá gan

Bệnh sán lá gan không biểu hiện dấu hiệu rõ ràng, nó chỉ xuất hiện những dấu hiệu tương tự như những bệnh lý về gan như:

  • Thường xuyên đau, tức bụng vùng gan ngắt quãng hoặc kéo dài
  • Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, cảm giác chán ăn, buồn nôn
  • Đau đầu, chóng mặt, sốt không rõ nguyên nhân, da tái xanh hoặc vàng,....

3. Xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan là gì?

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán lá gan sẽ giúp phát hiện bệnh sớm phổ biến hiện nay bao gồm:

3.1 Xét nghiệm miễn dịch ELISA

Xét nghiệm miễn dịch ELISA là một loại xét nghiệm cận lâm sàng, nó có thể giúp xác định được nồng độ kháng thể IgG, IgE do cơ thể con người tiết ra khi bị nhiễm sán lá gan. Bệnh nhân dương tính với sán lá gan nếu nồng độ vượt ngưỡng cho phép. Ưu điểm của xét nghiệm miễn dịch ELISA sán lá gan đó là đơn giản, nhanh chóng và xác định được bệnh chính xác.

Vì nồng độ các kháng thể trong máu vẫn còn nên sau thời gian xét nghiệm miễn dịch ELISA vẫn cho kết quả dương tính. Khoảng sau 12 tháng, cơ thể không sản sinh ra các kháng thể nữa thì kết quả xét nghiệm sẽ âm tính.

    Hình: Xét nghiệm sán lá gan giúp chẩn đoán bệnh sớm
    Hình: Xét nghiệm sán lá gan giúp chẩn đoán bệnh sớm

3.2 Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm huyết thanh hay còn gọi là xét nghiệm sinh hoá máu để chẩn đoán ký sinh trùng. Xác định kháng thể sán lá gan là protein có trong cơ thể sản xuất ra nhằm chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào hay còn gọi là bộ đôi kháng thể IgG - IgE. Nếu cơ thể bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn thì lượng IgG - IgE luôn tăng. Ở người nhiễm sán lá gan, lượng IgE có thể tăng tới 48%. Bác sĩ có thể kiểm tra số lượng bạch cầu của bệnh nhân. Khi bạch cầu tăng, đồng nghĩa với việc cơ thể người bệnh đang cố chống lại tình trạng nhiễm trùng. 

3.3 Xét nghiệm sán lá gan lớn

Để chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn ở người, hiện nay các bác sĩ sử dụng phương pháp huyết thanh học giúp phát hiện kháng thể Fasciola trong huyết thanh. Phát hiện kháng nguyên thay vì kháng thể như là một cách tiếp cận phù hợp trong việc chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn. 

Kháng nguyên có thể có trong huyết thanh hoặc có trong phân của người bệnh nhiễm sán lá gan lớn. Bên cạnh đó, nó còn lưu hành trong huyết thanh (hầu như lưu hành ở dạng phức hợp miễn dịch không có sẵn để phát hiện) và biến mất trong thời gian ngắn. 

Chẩn đoán miễn dịch dựa trên phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên là một trong những cách tiếp cận giúp chẩn đoán bệnh. Nguyên nhân là vì thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến vài tháng, giai đoạn phát bệnh khoảng từ 3 - 4 tháng hoặc hơn. Vì thế, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trước khi trứng có ở trong phân. Sau hai tuần bị nhiễm trùng, kháng thể Fasciola có thể được phát hiện trong huyết thanh của bệnh nhân. Có thể thấy rằng, xét nghiệm huyết thanh học rất thích hợp để chẩn đoán nhiễm trùng.

4. Khi nào cần làm xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan?

Bệnh sán lá gan ở người thường xuất hiện những triệu chứng như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, thiếu máu, sụt cân, trong người đau tức vùng gan, phù nề, vàng da, đôi khi sốt thất thường (sốt cao, sốt rét hoặc có thể sốt thoáng qua, nặng hơn thì sốt kéo dài dai dẳng), biến chứng xuất huyết ống mật, dấu hiệu viêm mạn tính ống mật,...

Khi thấy trong người có những biểu hiện như trên, đặc biệt là đã từng ăn những thực phẩm sống như gỏi cá, uống nước lã, ăn các loại rau thủy sinh sống hoặc sống tại những nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao thì bạn nên đến trung tâm y tế để thăm khám.

Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm sán lá gan, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa ký sinh trùng để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm xét nghiệm sán lá gan khi cần thiết. Vì khi bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhiễm sán lá gan có thể phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Các chỉ số xét nghiệm giun đũa

Các chỉ số xét nghiệm giun đũa

Cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó

Cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó

Khi nào cần xét nghiệm giun đũa chó?

Khi nào cần xét nghiệm giun đũa chó?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

1025

Bài viết hữu ích?