Zalo

Khi nào cần xét nghiệm giun đũa chó?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm giun đũa chó hay xét nghiệm Toxocara canis IgG là cách để phát hiện nhiễm loại ký sinh trùng này. Vậy xét nghiệm Toxocara canis là gì và thực hiện khi nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Tổng quan về giun đũa chó

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm giun đũa chó, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về loài ký sinh trùng này. Giun đũa chó, bao gồm 2 loài là Toxocara canis (ký sinh trên chó) và Toxocara cati (ký sinh trên mèo), thuộc loài giun tròn họ Ascaridae. Giun đũa chó ký sinh chủ yếu tại ruột non của chó/mèo và hoàn thành vòng đời sinh trưởng hoàn toàn trên vật chủ.

xét nghiệm giun đũa chó
Kỹ thuật xét nghiệm giun đũa chó giúp phát hiện bệnh giun đũa chó ký sinh chủ yếu tại ruột non của chó/mèo

Con người chỉ là vật chủ tình cờ (hay còn gọi là tình trạng ký sinh lạc chủ) của giun đũa chó, xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm chưa được nấu chín có chứa trứng giun. Sau khi nuốt vào cơ thể, trứng giun đũa chó sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng tiếp tục đi xuyên qua thành ruột và di chuyển khắp hệ tuần hoàn, qua đến các mô (như gan, tim, phổi, não, cơ và mắt). Bệnh nhiễm giun đũa chó có thể được điều trị đơn giản nếu phát hiện sớm, chỉ một số ít trường hợp bệnh diễn tiến nặng (thậm chí tử vong) do chẩn đoán không chính xác, phát hiện muộn và do các biện pháp điều trị không phù hợp.

2. Xét nghiệm Toxocara canis là gì?

Xét nghiệm nhiễm giun đũa chó hay xét nghiệm Toxocara canis IgG bao gồm các dạng sau:

2.1. Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh

Đây là loại xét nghiệm bệnh giun đũa chó được sử dụng nhiều nhất trong quá trình chẩn đoán và sàng lọc các trường hợp nhiễm loài ký sinh trùng này. Nguyên lý của bộ kit ELISA là dùng kháng nguyên ngoại tiết Toxocara excretory-secretory antigen để tìm kháng thể IgG của ấu trùng tồn tại trong cơ thể người.

Độ nhạy của loại xét nghiệm giun đũa chó này là 96.92% và độ đặc hiệu là 98.63%. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm Toxocara canis IgG bằng kỹ thuật ELISA có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun sán khác như giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ bạch huyết, sán dây, sán lá gan lớn…

Cách đọc kết quả:

  • 0-< 9.0 (U): Âm tính;
  • 9.0-11.0 (U): Chưa xác định (cần làm lại sau 2 - 3 tuần);
  • > 11.0 (U): Dương tính.

Xét nghiệm bệnh giun đũa chó âm tính được hiểu là người bệnh chưa từng nhiễm ấu trùng giun đũa trước đây nhưng cũng không thể loại trừ đang nhiễm ở giai đoạn sớm. Kết quả xét nghiệm nhiễm giun đũa chó dương tính chứng tỏ người bệnh đang nhiễm hoặc đã từng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo trước đó, do đó cần kết hợp thêm các biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm khác:

  • Xét nghiệm tổng phân tích máu: Số lượng bạch cầu ái toan tăng trên 10% tổng số lượng bạch cầu trong cơ thể;
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Xét nghiệm cho thấy kháng thể IgE toàn phần tăng.
xét nghiệm giun đũa chó
Có nhiều kỹ thuật xét nghiệm giun đũa chó

2.2. Xét nghiệm giun đũa chó bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR

Xét nghiệm sinh học phân tử tìm chỉ điểm di truyền trong Internal transcribed spacers (ITS-1, ITS-2) của hệ gen nhân RNA, hoặc hệ gen ty thể giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định và rất đặc hiệu cho nhiễm giun đũa chó. Tuy nhiên xét nghiệm PCR lại không phổ biến và chủ yếu dùng trong nghiên cứu.

2.3. Xét nghiệm sinh thiết mô tìm ấu trùng

Loại xét nghiệm bệnh giun đũa chó này có tính chất xâm lấn nên ít khi được sử dụng trong thực hành lâm sàng.

2.4. Các xét nghiệm giun đũa chó khác

Chụp X-quang, cắt lớp vi tính CT-scan, cộng hưởng từ MRI hay chụp mạch máu có chất màu fluorescein có thể phát hiện các ổ ấu trùng giun đũa chó ký sinh trong một số bộ phận trên cơ thể. Với biện pháp siêu âm mắt hay chụp cắt lớp vi tính CT-scan mắt có thể hỗ trợ phát hiện ổ ấu trùng giun đũa chó trong mắt.

3. Khi nào thực hiện xét nghiệm giun đũa chó?

Những đối tượng có những yếu tố sau đây cần thực hiện xét nghiệm nhiễm giun đũa chó:

  • Những thường xuyên người tiếp xúc với chó/mèo hoặc sinh sống ở khu vực có chó/mèo thả tự do;
  • Có các triệu chứng dị ứng và sốt không rõ nguyên nhân:
  • Cơ thể gầy sút, sụt cân chưa rõ nguyên nhân;
  • Người hay ăn các sản phẩm thịt chó/mèo hoặc động vật chưa nấu chín kỹ (thịt tái, thịt gỏi) hoặc ăn rau sống chưa rửa sạch.

4. Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh giun đũa chó

Để hạn chế nhiễm giun đũa cho, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng chống mang cả tính chất cá nhân lẫn tính chất cộng đồng để ngăn ấu trùng phát tán và lây lan, bao gồm:

  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng, đặc biệt trong trường hợp đang nuôi chó mèo để kiểm soát tốt sự lây lan;
  • Có biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp để hạn chế nhiễm phân chó, mèo;
  • Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, khu vực vui chơi của trẻ em hay những khu vực có nguy cơ có phân chó, mèo;
  • Vệ sinh cá nhân, đảm bảo sạch sẽ như rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu ăn, không ăn rau sống, không ăn thịt chó mèo chưa nấu chín;
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh;
  • Định kỳ tẩy giun sán cho chó, mèo hoặc vật nuôi trong nhà.

Nhiễm giun đũa chó có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. vì vậy bạn nên tẩy giun định kỳ, đồng thời thực hiện thăm khám sức khỏe thường xuyên, xét nghiệm ký sinh trùng nhằm phát hiện sớm các loại ký sinh trùng - dị ứng để từ đó có phương án điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tại Dripcare hiện nay có triển khai các gói tầm soát các loại ký sinh trùng, không chỉ giúp bác sĩ xác định được cơ địa  khách đang dị ứng mà còn tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý do ký sinh trùng gây ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó

Cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

2220

Bài viết hữu ích?