Zalo

Cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giun đũa chó Toxocara là một trong những loài ký sinh trùng phổ biến nhất tại Việt Nam. Việc phát hiện nhiễm giun đũa chó là rất cần thiết và có thể thực hiện thông qua xét nghiệm. Vậy xét nghiệm giun đũa chó là gì và đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ định xét nghiệm giun đũa chó

Các tác nhân gây bệnh giun đũa chó bao gồm Toxocara canis (vật chủ chính là loài chó) và Toxocara cati (vật chủ chính là loài mèo). Các biểu hiện của bệnh giun đũa chó liên quan đến sự hiện diện của ấu trùng tại vị trí, bao gồm ấu trùng di chuyển trong nội tạng (VLM), ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM) và ấu trùng di chuyển trong hệ thần kinh (NLM).

Huyết thanh học là phương thức xét nghiệm chẩn đoán chính được sử dụng đối với bệnh giun đũa chó. Mặc dù hiếm gặp nhưng ấu trùng giun đũa chó vẫn có thể tình cờ được tìm thấy trong các mô nhưng giải pháp sinh thiết để chẩn đoán không được khuyến nghị, vì khả năng bắt được ấu trùng siêu nhỏ (chiều dài 400µm và chiều rộng 20µm) là rất thấp. Với loại hình xét nghiệm phân tử trong chẩn đoán giun đũa chó mặc dù nhạy hơn nhưng không có sẵn thường xuyên tại các phòng thí nghiệm lâm sàng.

cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó
Mẫu bệnh phẩm tiến hành kết quả xét nghiệm giun đũa chó là huyết thanh

Bác sĩ khuyến cáo chỉ nên xét nghiệm giun đũa chó cho những cá nhân có tiền sử phơi nhiễm và xuất hiện các biểu hiện lâm sàng phù hợp. Giun đũa chó được tìm thấy trên toàn thế giới, đặc biệt là ở trẻ em, thanh niên và thường mắc phải do ăn phải trứng nhiễm ấu trùng từ môi trường hoặc ăn phải ấu trùng trong vật chủ chưa được nấu chín (như thịt bò, thịt cừu, gà hoặc vịt). Quá trình ủ bệnh có thể kéo dài hàng tuần đến hàng năm tùy thuộc vào kích thước chất cấy, vị trí di chuyển của ấu trùng và phản ứng miễn dịch của vật chủ. 

Các biểu hiện của VLM phụ thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng và có thể bao gồm nhiều tổn thương u hạt nội tạng không rõ ràng trên hình ảnh, tăng bạch cầu ái toan, phát ban mề đay, sốt, chán ăn, viêm gan, viêm phổi, đau cơ hoặc viêm tim. Các biểu hiện của OLM có thể bao gồm tổn thương u hạt một bên khi soi đáy mắt, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc hoặc viêm nội nhãn. Các biểu hiện NLM có thể bao gồm các tổn thương không rõ ràng trên hình ảnh.

2. Yêu cầu mẫu xét nghiệm giun đũa chó

Mẫu bệnh phẩm tiến hành xét nghiệm giun đũa chó là huyết thanh, do đó có thể lấy 2 - 5ml máu hoặc 1ml huyết thanh của người bệnh. Mẫu huyết thanh bị tán huyết, vàng da, nhiễm lipid hoặc vi sinh vật không được khuyến nghị để thực hiện xét nghiệm giun đũa chó.

Hiệu suất của xét nghiệm ELISA giun đũa chó được báo cáo là độ nhạy 86% và độ đặc hiệu 98% đối với nhiễm Toxocara canis thể di chuyển trong nội tạng (VLM). Hiệu suất xét nghiệm có thể khác nhau đối với các biểu hiện lâm sàng khác (ví dụ: OLM hoặc NLM) hoặc đối với các trường hợp nhiễm Toxocara ít được báo cáo hơn (ví dụ như Toxocara cati hay Toxascaris leonina). 

Hiệu giá cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ của ấu trùng và khả năng đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Đáng chú ý, xét nghiệm huyết thanh học sẽ không phân biệt được giữa các loài Toxocara. Kèm theo đó, phản ứng chéo có thể xảy ra với các bệnh nhiễm giun tròn khác (ví dụ, bệnh giun đũa, bệnh giun xoắn, bệnh giun chỉ hay bệnh giun lươn). Tuy nhiên, phản ứng chéo không được đảm bảo và phải yêu cầu xét nghiệm huyết thanh học cụ thể đối với các tác nhân này nếu có nghi ngờ. Việc phát hiện kháng thể cũng có thể đại diện cho tình trạng đồng nhiễm không có triệu chứng hoặc đã từng nhiễm, với ước tính tỷ lệ nhiễm huyết thanh là 19% trên toàn thế giới và 6% ở Canada. Các kháng thể cũng có thể vẫn dương tính trong nhiều năm sau khi điều trị.

cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó
Kết quả xét nghiệm giun đũa chó cho biết bạn có nhiễm bệnh không?

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó

Kết quả xét nghiệm Toxocara canis igg sử dụng kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng thể IgG đối với giun đũa chó. Xét nghiệm cung cấp giá trị bán định lượng dựa trên mật độ quang của tín hiệu phát hiện.

Tùy theo mỗi Phòng xét nghiệm sẽ có cách đọc kết quả khác nhau, tùy vào phương pháp, bộ KIT đang sử dụng. Cách đọc kết quả xét nghiệm giun đũa chó như sau:

  • Chỉ số xét nghiệm giun đũa chó âm tính: < 0.25;
  • Chỉ số xét nghiệm giun đũa chó nghi ngờ: 0.25 đến dưới 0.35;
  • Chỉ số xét nghiệm giun đũa chó dương tính thấp: 0.35 đến 1.2;
  • Kết quả xét nghiệm Toxocara canis dương tính cao: ≥1.20.

Trong các trường hợp lâm sàng có nghi ngờ với bệnh giun đũa chó và kết quả dương tính không rõ ràng hoặc thấp, các mẫu huyết thanh được ghép đôi cho thấy mức độ kháng thể tăng đáng kể theo thời gian có thể hữu ích để xác nhận nhiễm trùng đang hoạt động.

Để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh, hiện nay Dripcare có triển khai dịch vụ tầm soát các loại ký sinh trùng, điều này không chỉ giúp bác sĩ xác định được cơ địa khách đang dị ứng mà còn tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý do ký sinh trùng gây ra để từ đó có kế hoạch điều trị một cách sớm và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm giun đũa chó?

Khi nào cần xét nghiệm giun đũa chó?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

2258

Bài viết hữu ích?