Sau bữa ăn, đường tiêu hóa sẽ tự làm trống bằng cách đẩy thức ăn xuống dạ dày, ruột non và ruột già. Quá trình này mất khoảng 130 phút với các phức hợp vận động di chuyển (MMC - Migrating motor complex) quét sạch các thức ăn khó tiêu. Ở giai đoạn cuối cùng của MMC sẽ có sự tham gia của 1 hormone tên là motilin. Hormone này kiểm soát cơn co thắt gây ra tiếng sôi sục trong dạ dày và liên quan tới cơn đói ở người.
Một loại hormone khác cũng liên quan đến kiểm soát cơn đói là ghrelin. Ở thí nghiệm trên chuột, ghrelin kích hoạt tế bào thần kinh gọi là peptide liên quan đến agouti (AgRP) ở vùng dưới đồi của não, báo hiệu cho ta biết rằng ta đang đói và có mong muốn nạp thêm năng lượng.
Vì vậy, bộ não của chúng ta nhận thông điệp từ dạ dày và cho ta biết rằng đã đến giờ cho bữa ăn tiếp theo. Điều này xảy ra khoảng 2 giờ sau khi chúng ta ăn xong.
Vậy nếu không tiếp tục nạp năng lượng vào cơ thể và để dạ dày ở tình trạng “rỗng không” thì cơ thể lấy năng lượng từ đâu?
Cảm giác đói thường báo hiệu rằng cơ thể bạn đã sử dụng hết năng lượng từ thực phẩm hấp thu gần đây và đang chuyển sang lấy năng lượng từ đường trong máu. Cơ thể lưu trữ đường dưới dạng glycogen và nó sẽ giải phóng khi bạn thấy đói. Bạn càng hấp thu nhiều đường thì cơ thể càng phải tiêu thụ nhiều nhiên liệu trước khi chuyển được đến kho dự trữ chất béo. Bất kỳ carbohydrate nào bạn ăn được đều được cơ thể lưu trữ dưới dạng đường. Nếu cơ thể không có đủ đường để cung cấp năng lượng cần thiết thì cơ thể lấy năng lượng từ đâu? Nó sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo khi bạn đói. Giảm lượng carb nạp vào sẽ làm giảm lượng đường dự trữ trong cơ thể và khuyến khích cơ thể đốt cháy chất béo khi bạn đói.
Việc bỏ bữa và để cơ thể rơi vào trạng thái đói có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bạn, làm cho cơ thể có xu hướng tích trữ chất béo thay vì đốt cháy chúng. Hiện tượng này không xảy ra ngay trong 1 ngày, nhưng nếu bạn liên tục bỏ bữa trong vài ngày và giảm đáng kể lượng calo tiêu thụ, cơ thể sẽ có xu hướng lưu trữ càng nhiều chất béo càng tốt.
Để tránh điều này, khi ăn lại bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra làm 5,6 bữa trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn khi tiêu hóa protein so với khi tiêu hóa carbohydrate và chất béo, do vậy hãy bổ sung nhiều protein hơn và uống tối thiểu 8 ly nước/ngày.
Để giảm cân bạn không nhất thiết phải nhịn ăn và để bụng đói cả ngày, thay vào đó cắt giảm lượng calo mới là chìa khóa để giảm cân. Hãy ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giữ cho quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ cả ngày, giúp đốt cháy nhiều chất béo hơn.
Bạn có thể ăn nhẹ bằng 1 ít đậu phộng và phô mai ít béo, chúng cung cấp protein giúp xây dựng cơ bắp và khiến bạn không bị đói. Bạn cũng có thể chọn trái cây hay rau củ quả để giúp cơ thể giữ nước vì chúng có hàm lượng nước cao. Ăn nhẹ giữa các bữa ăn cũng giúp bạn kiểm soát lượng khẩu phần ăn vào trong bữa ăn chính.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp giải đáp thắc mắc: “Năng lượng cơ thể đến từ đâu?”. Tuy nhiên, theo các ý kiến chuyên gia, bạn không nên để cơ thể lâm vào trạng thái đói, suy nhược quá lâu. Nếu không muốn hấp thụ năng lượng qua đường ăn uống bạn có thể tham khảo liệu pháp tái tạo năng lượng để giúp cơ thể khỏe mạnh 1 cách nhanh chóng và hiệu quả từ cấp độ tế bào. Bằng cách truyền vào tĩnh mạch các vi hoạt chất giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione giúp cơ thể có sức khỏe đồng bộ. Các vi hợp chất bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin sau khi truyền sẽ được hấp thụ 100% vào máu và lập tức chuyển hóa thành năng lượng, giúp giải độc, trẻ hóa cơ thể và giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ngày một khỏe khoắn.
1710
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1710
Bài viết hữu ích?