Zalo

Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sức đề kháng được ví như “tấm khiên” bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, và nó đặc biệt quan trọng với trẻ 2 tuổi. Vậy cha mẹ cần thực hiện các cách tăng đề kháng cho trẻ 2 tuổi nào để đảm bảo con luôn khỏe mạnh?

1. Trẻ 2 tuổi có đặc điểm gì khiến bố mẹ phải quan tâm đến cách tăng đề kháng?

Khi bước vào độ tuổi này, bé đang dần dần biết cách phối hợp các động tác giữa tay chân với nhau một cách nhuần nhuyễn hơn, từ đó bé có thể thực hiện được các động tác tinh vi hơn, đòi hỏi sự phối hợp vận động nhiều như: tự đi một mình, chạy nhảy, khám phá thế giới xung quanh…

Qua các hoạt động trên có thể thấy, giai đoạn 2 tuổi bé vận động khá nhiều, đặc biệt là các hoạt động thực hiện một cách độc lập mà không phụ thuộc vào người lớn. Do đặc tính thích khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, bé không tránh khỏi tiếp xúc với các mầm bệnh đôi khi ngoài tầm kiểm soát của người lớn. 

Bên cạnh các đặc điểm phát triển tự nhiên, một bộ phận không nhỏ các bé 2 tuổi  đã được đến lớp, đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh chéo lẫn nhau. Thêm vào đó hiện tượng mọc răng ở bé 2 tuổi cũng diễn ra khiến bé trải qua một giai đoạn khó chịu, sốt, chán ăn… điều này cũng góp phần làm sức đề kháng của bé suy giảm. 

Trước nguy cơ mắc bệnh như ốm vặt hay sốt nhiều hơn, bố mẹ cần chú ý tăng cường sức khỏe cho bé để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hay virus. Việc tham khảo cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi sẽ là cứu cánh hiệu quả cho các bậc phụ huynh.

Áp dụng các cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi sẽ là giải pháp hiệu quả để bé khỏe mạnh ăn ngoan
Áp dụng các cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi sẽ là giải pháp hiệu quả để bé khỏe mạnh ăn ngoan

2. Vì sao ba mẹ cần quan tâm đến cách tăng đề kháng cho trẻ 2 tuổi?

Tăng đề kháng cho bé 2 tuổi là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Theo bác sĩ, sức đề kháng, hay nói chính xác hơn là hệ thống miễn dịch, chính là “tấm lá chắn” bảo vệ cơ thể của bé khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm và cả ký sinh trùng. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, trong đó có nhóm trẻ 2 tuổi, lại rất yếu do chưa phát triển đầy đủ hoàn toàn. 

Thông thường, trẻ sau sinh ra sẽ được bảo vệ bởi nhiều nguồn kháng thể thụ động và mang tính tạm thời. Trẻ có thể an toàn trong quá trình sinh nở là do các kháng thể cần thiết từ cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn bổ sung kháng thể để bé có được một hệ thống miễn dịch đủ tốt, đặc biệt là sữa non với lượng lớn các kháng thể mạnh mẽ. 

Tuy nhiên theo thời gian thì nguồn kháng thể kể trên sẽ giảm dần, và hầu như không còn khi trẻ bước vào giai đoạn 2 tuổi. Khi đó, các tác nhân gây nhiễm trùng sẽ có điều kiện xâm nhập, tấn công cơ thể và đưa đến nhiều bệnh lý khác nhau. 

Biểu hiện của trẻ 2 tuổi có sức đề kháng kém/giảm sút mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm: ốm vặt thường xuyên, lười ăn nhưng lại thích đồ ngọt, chức năng tiêu hóa/hấp thu dinh dưỡng kém, tiêu chảy, đi tiêu phân sống, dễ mất nước/mệt mỏi hoặc không có năng lượng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất… 

Một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi cơ bản nhất là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi cơ bản nhất là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

3. Cách tăng đề kháng cho trẻ 2 tuổi và những điểm ba mẹ cần hết sức chú ý

Bất kỳ thời điểm nào từ lúc chào đời, cơ thể non nớt của trẻ nhỏ đều có thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, và trẻ 2 tuổi không phải ngoại lệ. Thời điểm trong năm dễ khiến trẻ mắc bệnh nhất chính là giai đoạn giao mùa khi các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn…) phát triển mạnh mẽ khi thời tiết, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Để hạn chế vấn đề này, cha mẹ cần áp dụng các cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi để con có một cơ thể khỏe mạnh, cụ thể như sau:

3.1. Dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ

Một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi cơ bản nhất là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất, bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. 

Trong đó, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và nếu có thể nên kéo dài đến giai đoạn 2 tuổi. Khi đó, trẻ đã biết ăn nên phụ huynh có thể bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu thông qua thực phẩm. Nguyên tắc cơ bản nhất mà các mẹ cần chú ý chính là phải đảm bảo khẩu phần có đầy đủ và cân đối 4 nhóm dưỡng chất cơ bản là lipid, tinh bột, protein và các vitamin/chất khoáng, kèm theo đó quá trình chế biến nên hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị, đặc biệt là không quá mặn hay quá ngọt.

3.2. Đảm bảo uống đủ nước

Không phải phụ huynh nào cũng biết về việc cung cấp đủ nước mỗi ngày cũng là một cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi. Giai đoạn bú mẹ, đặc biệt là khi bé dưới 6 tháng, nhu cầu nước có thể bổ sung thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm cho đến 2 tuổi thì mẹ cần chú ý cho con uống đủ nước (có thể là nước lọc hoặc nước trái cây), tuy nhiên cần nói không với một số loại nước ngọt có gas).

3.3. Tiêm ngừa đầy đủ

Một cách tăng sức đề kháng cho trẻ 2 tuổi vô cùng đơn giản là tiêm ngừa đầy đủ, bắt đầu từ giai đoạn mang thai. Giải pháp này khi được thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. 

Một số loại vắc xin cần được chú ý tiêm ngừa đầy đủ là viêm gan siêu vi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não… và phải đảm bảo đúng thời điểm để cơ thể được bảo vệ tốt nhất khỏi các mầm bệnh nguy hiểm.

3.4. Đảm bảo trẻ 2 tuổi ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ nhỏ, bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Một giấc ngủ ngon và đủ thời gian sẽ giúp bé phát triển cả về thể chất và trí não, đồng thời hỗ trợ tăng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Xây dựng cho trẻ thói quen ngủ và thức đúng giờ giấc;
  • Đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ vào buổi chiều để đêm ngủ không bị thức giấc do đói, tuy nhiên không nên ăn quá no trước thời điểm đi ngủ.

3.5. Khuyến khích bé vận động thường xuyên

Khuyến khích trẻ vận động cơ thể thường xuyên ở bất kỳ giai đoạn nào đều giúp thúc đẩy phát triển thể chất và tăng sức đề kháng. Đối với giai đoạn mới bắt đầu biết đi như lúc 2 tuổi, cha mẹ nên cho con vui chơi thoải mái với các môn thể thao phù hợp, tuy nhiên cần lưu ý là trước khi đi ngủ cần tránh hoạt động quá nhiều vì có thể khiến giấc ngủ không sâu, dễ giật mình hay thức giấc giữa đêm.

Tóm lại để có một sức khỏe tốt, hạn chế tối đa nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thì cha mẹ nên chủ động chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho con ngay từ sớm để bé có một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ. Điều này đóng vai trò rất lớn đến sự phát triển cũng như tương lai của bé về sau.

Nguồn: parents.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Suy giảm miễn dịch nghĩa là gì?

Suy giảm miễn dịch nghĩa là gì?

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Hàng ngày uống nước dừa có tăng sức đề kháng không?

Hàng ngày uống nước dừa có tăng sức đề kháng không?

Chăm sóc hệ miễn dịch - "khiên" bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tật

Chăm sóc hệ miễn dịch - "khiên" bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tật

Sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ thống miễn dịch không?

Sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ thống miễn dịch không?

7

Bài viết hữu ích?