Zalo

Hay ăn đu đủ có nổi mụn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hay ăn đu đủ có nổi mụn không là vấn đề rất nhiều người quan tâm, bởi trong đu đủ có chứa papain - đây là enzyme giúp loại bỏ viêm, mủ trên da. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết sau đây để biết được câu trả lời.

1. Thành phần nào của đu đủ tác động đến khả năng trị mụn trên da?

Đu đủ là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú đặc biệt các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như vitamin C và vitamin A có tác dụng cải thiện da và kích thích sản xuất collagen. Vậy ăn đu đủ có nổi mụn không? Để trả lời câu hỏi này trước tiên phải xem xét chi tiết đến thành phần các chất có chứa trong đu đủ. 

ăn đu đủ có nổi mụn không
Đu đủ là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú đặc biệt các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Theo đông y, quả đu đủ được biết đến với tên gọi là mộc qua, có đặc điểm tính hàn, vị ngọt. Hơn nữa đu đủ có những tác dụng quan trọng trong hỗ trợ sức khỏe và làm đẹp. Thành phần các chất trong quả đu đủ bao gồm: 

  • Nước và đường trong quả đu đủ chiếm 90% và 13%, tạo nên quả đu đủ có hương vị ngọt nhẹ tự nhiên. 
  • Đu đủ bao gồm nguồn carotenoid khá phong phú đồng thời cung cấp các vitamin khác như vitamin A, vitamin C, vitamin B, thiamin, … Đặc biệt vitamin C trong đu đủ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Chất nhựa latex trong quả đu đủ xanh chiếm 4% có màu trắng đục. Papain là enzym có tác dụng tương tự như men trypsin. Papain có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn chẳng hạn như staphylococcus hoặc vi khuẩn thương hàn…
  • Ngoài ra, trong lá đu đủ có chứa ancaloit carpain có tác dụng tương tự như glucoside của đương địa hoàng. Hạt đu đủ chứa glucoside và myrosin. 

Thông qua thành phần của đu đủ, cho thấy trong đu đu có chứa hàm lượng các chất kháng khuẩn khá nhiều, đặc biệt là papain. Hợp chất này hoà tan protein và được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm tẩy tế bào chết. Từ đó giúp giảm mụn trứng cá bằng cách loại bỏ các tế bào chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

Papain còn được chứng minh có tác dụng làm trắng và mềm da, đồng thời đẩy nhanh quá trình lành vết thương trên da. Nước ép đu đủ có chứa papain giúp ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mủ. Vì vậy nước ép đu đủ mang lại nhiều lợi ích trong điều trị mụn. Papain cũng được chứng minh có tác dụng loại bỏ đốm nâu trên da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Papain còn có thể loại bỏ keratin bị hư có thể tích tụ trên da và hình thành các vết sưng. Trong nghiên cứu vào năm 2017 đã cho kết quả papain trong quả đu đủ là một trong những phương pháp điều trị sẹo khả thi. 

Ngoài ra, đu đủ còn giàu hàm lượng vitamin A có vai trò đặc biệt trong điều trị mụn trứng cá. Retinol là một dạng của vitamin A tại chỗ, có thể giúp điều trị và ngăn ngừa các tổn thương do mụn, viêm. 

2. Ăn đu đủ có nổi mụn không?

Kết hợp đu đủ vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp tạo ra một bữa ăn ngon miệng. Tuy nhiên một số người lo ngại rằng với tiêu thụ lượng lớn đu đủ thì ăn đu đủ có bị nổi mụn không? Dựa vào các thành phần của đu đủ phân tích ở trên cho thấy lợi ích của đu đủ với sức khỏe, đặc biệt làn da đã được nhận định khá rõ. Thành phần papain trong đu đủ có tác dụng trị viêm, mụn khá tốt. Tuy nhiên việc ăn đu đủ có mọc mụn không còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như: thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, thói quen chăm sóc da, cơ thể có dị ứng với các thành phần trong đu đủ hay không… 

3. Các lưu ý cần biết khi ăn đu đủ

Đu đủ có thể được coi là thần dược chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bởi các bộ phận của cây đu đủ đều có chứa các vị thuốc. Sử dụng đu đủ thường xuyên giúp bổ máu, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng… Tuy nhiên, cả đu đủ chín và đu đủ xanh đều có tác hại nhất định tới sức khoẻ. Vì vậy, nên lưu ý khi ăn đu đủ. 

3.1. Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh, hạt của nó chứa chất độc capnie không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều đu đủ xanh có thể gây bệnh sỏi thận do lượng vitamin C trong đu đủ khá cao. Hoặc sử dụng nhiều đu đủ xanh có thể khiến cơ thể bị rối loạn tiêu hoá, do trong đu đủ có nhiều chất xơ và nhựa mủ. Khi bụng đang yếu ăn nhiều đu đủ xanh có thể gây ra tình trạng tiêu chảy mất nước. Ngoài ra, đu đủ xanh còn làm tăng khả năng co thắt tử cung do chứa nhựa nhiều và nhựa của đu đủ xanh có thể khiến ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn tới sảy thai, hoặc sinh non. 

ăn đu đủ có nổi mụn không
Ăn nhiều đu đủ xanh có thể gây bệnh sỏi thận do lượng vitamin C trong đu đủ khá cao 

3.2. Đu đủ chín

  • Tương tự như đu đủ xanh, thì đu đủ chín cũng có ảnh hưởng tới một số trường hợp. Đu đủ chín có chứa các chất làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Vì thế, nếu trong kế hoạch dự định sinh con thì bạn nên hạn chế ăn đu đủ chín. Hàm lượng chất xơ trong đu đủ chín khá nhiều, nhưng lại có thể là nguyên nhân khiến cơ thể gặp các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi… Papain trong đu đủ chính có thể làm dịu dạ dày nhưng nếu ăn nhiều có thể gây khởi phát cơn đau. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, đây là chất gây dị ứng mạnh, vì vậy với những trường hợp rối loạn hô hấp cần thận trọng sử dụng.
  • Trong đu đủ chín hàm lượng beta caroten khá phong phú. Nếu cung cấp dư thừa cho cơ thể có thể khiến da trở nên nhợt nhạt. 
  • Hàm lượng vitamin C trong đu đủ khá phong phú có vai trò duy trì hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đu đủ và dư thừa chất này có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

3.3. Một số lưu ý khác khi ăn đu đủ

  • Các chuyên gia nhận định đu đủ đã được lên men có thể giúp giảm lượng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường týp 2. Vì vậy sử dụng đu đủ lên men chung với thuốc điều trị đái tháo đường có thể khiến lượng đường huyết giảm mạnh. 
  • Những người đang sử dụng thuốc làm chậm quá trình đông máu cũng nên thận trọng khi ăn đu đủ. Bởi vì có thể đu đủ sẽ làm tăng tác dụng của thuốc khiến cơ thể bị bầm tím hoặc chảy máu. 
  • Một ngày chỉ nên ăn đu đủ với lượng từ 500 đến 700 gam. Đu đủ chín có hàm lượng đường cao nên lượng calo được ghi nhận cũng cao hơn so với đi đủ xanh. Vì vậy, hãy ăn một lượng vừa đủ để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. 
  • Mặc dù thành phần dinh dưỡng của đu đủ khá phong phú, nhưng lại hạn chế hàm lượng acid. Vì vậy, khi ăn đu đủ vào lúc đói có thể không gây hại tới dạ dày. Còn nếu bạn đang thực hiện ăn kiêng thì không nên ăn đu đủ vào bữa chính. Thay vào đó, hãy ăn đu đủ vào bữa trưa và lưu ý không ăn hạt đu đủ. Bởi vì hạt đu đủ có chứa nhiều chất độc carpine có khả năng làm loạn mạch, suy nhược thần kinh

Ăn đu đủ có nổi mụn không sẽ tùy thuộc vào cách sử dụng đu đủ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đồng thời chăm sóc làn da đúng cách và hiệu quả. Trong đu đủ có chứa papain giúp điều trị mụn và viêm khá tốt. Vì vậy, bạn nên bổ sung lượng đu đủ vừa phải trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán thì nhu cầu làm đẹp ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tình trạng mụn trứng cá, viêm nhiễm khiến bạn tự ti và mong muốn tìm được sản phẩm để điều trị kịp thời, hiệu quả. Đu đủ là loại trái cây nguồn gốc tự nhiên có thể được lựa chọn để giúp cải thiện làn da hiệu quả. Vì vậy hãy kết hợp đu đủ với chế độ dinh dưỡng một cách khoa học để có làn da căng mịn, đẹp đón Tết. 

Nguồn tham khảo: healthline.com, drhealthclinic.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi

72

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Bị phát ban mụn trứng cá phải làm sao cho nhanh khỏi?

Bị phát ban mụn trứng cá phải làm sao cho nhanh khỏi?

Da thiếu ẩm có bị mụn không? Làm sao để hết?

Da thiếu ẩm có bị mụn không? Làm sao để hết?

Dùng thuốc ngừa thai Diane 35 có bị nám da không?

Dùng thuốc ngừa thai Diane 35 có bị nám da không?

Tại sao có người có da trắng hồng tự nhiên?

Tại sao có người có da trắng hồng tự nhiên?

Vì sao nên xịt khoáng cho da dầu mụn lỗ chân lông to?

Vì sao nên xịt khoáng cho da dầu mụn lỗ chân lông to?

72

Bài viết hữu ích?