Béo phì và trầm cảm đều là những căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Theo đánh giá hơn 20 năm trở lại đây, số ca bệnh mắc béo phì và trầm cảm liên tục tăng nhanh đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành do áp lực từ học tập làm việc kết hợp sự phát triển cơ thể nên nguy cơ béo phì và trầm cảm có xu hướng tăng nhanh hơn các độ tuổi khác.
Theo đánh giá từ các nghiên cứu, cả béo phì và trầm cảm đều có nguy cơ diễn biến kéo dài trở thành căn bệnh mãn tính. Một trong những ảnh hưởng lớn mà cả hai bệnh mang lại nếu chúng tồn tại đồng thời là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thực tế các chuyên gia chưa thực sự nhìn thấy mối liên kết giữa béo phì và trầm cảm. Mặc dù vậy các bệnh nhân béo phì thường có nguy cơ mắc trầm cảm và ngược lại. Con số thực nghiệm cho thấy có khoảng 50 - 60% nguy cơ mắc bệnh nếu không kịp thời kiểm soát cân nặng lẫn tâm lý.
BMI là chỉ số khối cơ thể đại diện cho tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Công thức BMI giúp dự đoán nguy cơ và đánh giá sơ bộ tình trạng béo phì của cơ thể. Do thay đổi về thể chất và hình thể, phụ nữ thường dễ bị mắc bệnh béo phì hơn nam giới. Đặc biệt tình trạng rối loạn hormone khá phổ biến ở nữ nên đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao và dễ mắc cả béo phì lẫn trầm cảm.
Từ các phát hiện trong nghiên cứu và thông qua đối tượng thực tế, các chuyên gia cho rằng béo phì và trầm cảm luôn tương tác qua lại lẫn nhau. Mặc dù một trong số chúng không trực tiếp gây ra vấn đề còn lại nhưng nguy cơ mắc cả hai sẽ tăng lên nếu bản thân đang điều trị béo phì hoặc trầm cảm.
Điều trị béo phì là phương pháp giảm nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm. Trầm cảm thuộc bệnh lý tâm lý được điều trị tại khoa thần kinh và kết hợp vật lý trị liệu. Có nhiều cách giảm trầm cảm khác nhau dựa trên nguyên nhân mắc bệnh. Do đó để biết làm thế nào khi bị trầm cảm cần xác định nguyên nhân mắc bệnh.
Điều trị béo phì là một trong nhiều cách giảm trầm cảm hiệu quả. Tuy nhiên cách làm này chỉ đúng nếu bản thân người bệnh đang gặp tình trạng béo phì và rối loạn tâm lý.
Có thể thấy rằng, cách điều trị béo phì giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nhưng là trên những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng béo phì. Do đó, bản thân mỗi người nên tìm hiểu rõ nguyên nhân bản thân mắc phải trầm cảm và tìm ra cách điều trị phù hợp với bệnh. Điều trị béo phì cũng chỉ được coi là một trong nhiều cách giảm trầm cảm chứ không phải cách duy nhất.
Cách giảm trầm và điều trị béo phì không hoàn toàn giống nhau ở mỗi đối tượng. Tuy nhiên có một số phương pháp có thể tham khảo để giải quyết tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Giấc ngủ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Khi không có giấc ngủ lành mạnh cơ thể sẽ bị suy nhược dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Thông thường, bệnh nhân trầm cảm hay béo phì sẽ bị căng thẳng thần kinh dẫn đến khó ngủ. Đặc biệt là bệnh nhân trầm cảm có thể gặp tình trạng tỉnh giấc bất chợt hay ngủ trằn trọc. Do đó, cách giảm trầm cảm và điều trị béo phì nên làm là ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ.
Mỗi ngày cơ thể cần ngủ đủ 8 giờ với người trưởng thành. Người cao tuổi thường khó ngủ hơn do đó nên chú trọng cải thiện giấc ngủ để phòng chống rối loạn chức năng thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Béo phì và trầm cảm đều chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn giàu calo ít vitamin khoáng chất sẽ gây ra béo phì và căng thẳng tâm lý kéo dài. Do đó, khẩu phần ăn lành mạnh được cho là cách giảm trầm cảm và điều trị béo phì hiệu quả.
Thông thường, hệ thần thần cần một lượng vitamin để tăng khả năng hoạt động. Do đó bổ sung thực phẩm giàu vitamin và hạn chế năng lượng dư thừa sẽ giúp cơ thể tránh khỏi trạng thái tăng cân do ăn quá nhiều đồng thời nạp đủ dinh dưỡng sẽ giúp no lâu và nâng cao sức khỏe hệ thần kinh.
Vận động là cách tăng cường chuyển hóa giúp giảm trầm cảm và điều trị béo phì. Tuy nhiên, cần cân đối giữa thời gian vận động , làm việc và nghỉ ngơi nên nhiều người gặp khó khăn với quỹ thời gian eo hẹp.
Một số công việc nhà, đi bộ đi chợ, leo cầu thang hay đi lại trong phòng làm việc có thể là giải pháp thay thế nếu bạn quá bận rộn. Ngoài ra, có thể đạp xe đi làm hoặc hết hợp vận động với công việc để tiết kiệm thời gian đồng thời giữ cho cơ thể không ngồi yên quá lâu một chỗ giúp tránh mỡ thừa tích tụ.
Với đối tượng có điều kiện về thời gian nên lựa chọn các bài tập thể lực theo khả năng cá nhân. Bài tập sẽ tăng cường chuyển hóa và sản sinh hormone tích cực cho cơ thể. Tuy nhiên không nên luyện tập quá sức để tránh gặp phải tình trạng căng thẳng cơ gây chấn thương làm tình trạng béo phì hay trầm cảm nghiêm trọng hơn.
Béo phì và trầm cảm là những căn bệnh có thể điều trị qua điều chỉnh thói quen. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng nên kết hợp điều trị bằng thuốc để tăng cường hiệu quả và hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng cơ thể nhanh hơn.
Với phương pháp điều trị béo phì hay điều trị trầm cảm bằng thuốc bệnh nhân nên làm theo chỉ dẫn bác sĩ. Hãy đến cơ sở y tế kiểm tra tổng quát sức khỏe và lấy thuốc theo kê đơn.
Điều trị béo phì có thể là cách giảm trầm cảm nhưng đây không phải cách duy nhất. Thông thường, điều trị béo phì là cách phòng tránh trầm cảm sớm và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể gặp. Do đó, bản thân mỗi người nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và trao đổi thông tin với bác sĩ để sớm phát hiện những mầm bệnh đang phát triển và ngăn chặn chúng từ sớm giúp giảm ảnh hưởng cũng như biến chứng đối với cơ thể.
Trên đây là chia sẻ làm thế nào khi bị trầm cảm và điều trị béo phì là cách giảm trầm cảm cho bạn đọc tham khảo. Với mỗi căn bệnh và từng bệnh nhân đều có phương pháp điều trị khác nhau. Mỗi người nên tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp hiệu quả nhất cho bản thân.
6
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
6
Bài viết hữu ích?