Zalo

Điều gì xảy ra trong quá trình truyền sắt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Phương pháp truyền sắt thường được khuyến nghị cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Truyền sắt thường được thực hiện trong bệnh viện hoặc phòng khám y tế. Tuy nhiên ngày nay, nó cũng có thể được thực hiện 1 cách thoải mái tại nhà của bạn thông qua sự hỗ trợ của các nhân viên y tế.

1. Truyền sắt là gì?

Truyền sắt tại Mỹ là 1 thủ thuật đưa sắt vào cơ thể theo đường tĩnh mạch để tăng hàm lượng sắt trong cơ thể. Truyền sắt thường được khuyến nghị cho những người đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Đơn thuốc phổ biến nhất để điều trị thiếu máu do thiếu sắt là thuốc sắt. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể kê đơn truyền sắt nếu lượng sắt của bệnh nhân quá thấp vì đây là cách thay thế nhanh hơn so với uống thuốc bổ sung sắt.

Truyền sắt cũng được khuyến nghị cho những bệnh nhân không thể hấp thụ sắt qua đường uống vì họ có các vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn. Những bệnh nhân không thể hấp thụ sắt do mất máu và cần phục hồi lượng sắt nhanh hơn cũng là những đối tượng cần truyền sắt.

Truyền sắt
Truyền sắt được chỉ định cho người thiếu máu do thiếu sắt 

2. Bạn có thể truyền sắt ở đâu?

Theo truyền thống, truyền sắt được thực hiện tại phòng khám y tế hoặc bệnh viện, dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên ngày nay, với sự phổ biến của các dịch vụ y tế, bạn có thể điều trị truyền sắt tại nhà bằng cách nhờ bác sĩ chuyên khoa đến tận nhà.

Đây là 1 cách điều trị thuận tiện hơn vì bạn không phải rời khỏi nhà và có nguy cơ tiếp xúc với bệnh tật và vi rút bên ngoài. Vì nó được thực hiện tại nhà nên bạn có thể kiểm soát sự an toàn của môi trường và nó có thể dẫn đến ít rủi ro hơn. Nhân viên y tế được đào tạo bài bản sẽ đến tận nhà và điều trị cho bạn. 

Kể từ sau đại dịch, các dịch vụ y tế tại nhà dần trở thành tiêu chuẩn mới và nhiều công ty cung cấp dịch vụ này. Bạn nên chọn 1 địa chỉ có uy tín sẽ quan tâm đến lợi ích tốt nhất của bạn.

3. Những gì mong đợi trong quá trình truyền sắt tại nhà?

Truyền sắt được thực hiện tại nhà cũng theo quy trình giống như bất kỳ phương pháp điều trị IV tiêu chuẩn nào. Y tá hoặc chuyên gia y tế cũng sẽ thực hiện 1 liều thử nghiệm để đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với sắt. Khung thời gian điển hình cho các đợt truyền sắt là 3-4 giờ.

Truyền sắt
Trao đổi với nhân viên y tế khi lựa chọn dịch vụ truyền sắt tại nhà 

Nhân viên y tế sẽ đưa một ống nhỏ vào tĩnh mạch của bạn. Ống nhỏ này được gọi là ống thông và thường được gắn vào bàn tay hoặc cánh tay. Sau khi đưa vào, kim sẽ được rút ra, để lại ống thông ở vị trí trong tĩnh mạch.

Ống thông được gắn vào một ống dài được nối với một túi IV có chứa sắt. Sắt trong túi IV thường được pha loãng trong dung dịch muối. Quá trình thực hiện sẽ an toàn và không đau. Bạn có thể cảm thấy hơi nhói khi kim đâm vào da và 1 chút áp lực khi bắt đầu truyền dịch.

4. Truyền sắt kéo dài bao lâu?

So với các phương pháp điều trị IV khác, truyền sắt mất nhiều thời gian hơn và đôi khi sẽ kéo dài trong 3-4 giờ. Có những trường hợp thời gian truyền dịch có thể lâu hơn vì điều đó phụ thuộc vào khuyến nghị của bác sĩ và lượng sắt cần thiết. Tốc độ truyền chậm được thực hiện có chủ ý để tránh bất kỳ biến chứng nào và giảm thiểu tác dụng phụ.

Có những trường hợp cần điều trị lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi cơ thể bạn đang rất cần sắt.

Truyền sắt
Có những trường hợp cần điều trị lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi cơ thể bạn đang rất cần sắt. 

5. Lợi ích của việc truyền sắt là gì?

Đối với những người bị thiếu máu, bổ sung sắt và ăn thực phẩm giàu chất sắt là cách được khuyến nghị để tăng lượng sắt. Nếu điều này là không đủ, bác sĩ sẽ chỉ định truyền sắt để khôi phục mức độ sắt nhanh chóng.

Truyền sắt cũng giúp tăng mức năng lượng và thở dễ dàng hơn do lượng sắt trong máu tăng lên.

Loại điều trị này cũng có thể mang lại lợi ích cho những phụ nữ bị rong kinh dẫn đến mất máu. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể khuyến nghị truyền sắt thường xuyên.

6. Có tác dụng phụ khi truyền sắt không?

Như với bất kỳ phương pháp điều trị nào khác, có khả năng xảy ra tác dụng phụ ở bệnh nhân truyền sắt. Khả năng gặp tác dụng phụ là nhỏ, nhưng một số người sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và khó thở sau một đợt điều trị. Các tác dụng phụ khác bao gồm sưng chỗ tiêm và nhức đầu. Hầu hết mọi người sau khi truyền sắt đều cảm thấy khỏe và có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động bình thường.

Nguồn tham khảo: Driphydration.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Biên tập viên Đinh Thị Hải Yến xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
6 lợi ích hàng đầu khi truyền sắt

6 lợi ích hàng đầu khi truyền sắt

Ai nên truyền sắt?

Ai nên truyền sắt?

Truyền sắt cho bệnh nhân thiếu máu hiệu quả như thế nào?

Truyền sắt cho bệnh nhân thiếu máu hiệu quả như thế nào?

Người cao tuổi có thể được truyền sắt?

Người cao tuổi có thể được truyền sắt?

Top 5 thực phẩm và đồ uống giàu sắt

Top 5 thực phẩm và đồ uống giàu sắt

95

Bài viết hữu ích?