Zalo

Cơ bắp có nặng hơn chất béo không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cơ và mỡ cái nào nặng hơn? Mặc dù chúng ta thường cho rằng cơ nặng hơn mỡ, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Câu trả lời phụ thuộc nhiều hơn vào khối lượng của mỗi loại.

1. Cơ nặng hơn mỡ trong cơ thể con người có thật không?

So sánh mỡ và cơ thì cơ nặng hơn mỡ có đúng không? Câu trả lời ngắn gọn là ĐÚNG, cơ nặng hơn mỡ khi chúng ta tính theo thể tích. Cơ nặng hơn mỡ nếu bạn lấy một bát chất béo và so sánh với một bát cơ bắp có cùng kích thước. Đó là câu trả lời đơn giản nhưng thực tế còn nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là cách cơ thể bạn phản ứng với hai mô này.

Tiến sĩ Joel Seedman cho biết cơ nặng hơn mỡ vì nó đặc hơn, nếu bạn nắm 1 nắm cơ bắp nó sẽ nặng hơn 1 nắm mỡ vì về mặt kỹ thuật. Nhưng con số này không quan trọng ở đây vì chúng ta nên quan tâm nhiều hơn về lợi ích của việc có nhiều mô cơ trong cơ thể sẽ tốt hơn là có nhiều mỡ trong cơ thể con người.

Cơ nặng hơn mỡ khi chúng ta tính theo thể tích

2. Có nhiều khối lượng cơ bắp trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Khối lượng cơ bắp trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể bạn vui vẻ và khỏe mạnh lâu dài.

Khối lượng cơ bắp trong cơ thể có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu năm 2017 đã công bố mối liên hệ tiêu cực giữa khối lượng cơ bắp và bệnh tiểu đường loại 2, cụ thể là khối lượng cơ bắp cao hơn có nghĩa là khả năng mắc bệnh này thấp hơn. Bạn càng có nhiều cơ bắp thì khả năng ổn định lượng đường trong máu của bạn càng lớn. Ngoài ra, tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu là ngay lập tức và kéo dài sau khi tập thể dục. Vì vậy, nếu bạn tập luyện hôm nay, cơ bắp của bạn sẽ sử dụng lượng đường trong máu tốt hơn trong 72 giờ tới.

Khi bạn già đi, bạn sẽ muốn có một lượng cơ bắp khỏe mạnh hơn là chất béo. Cơ bắp là một dấu hiệu thường bị bỏ qua của sự lão hóa khỏe mạnh. Bạn bắt đầu mất khối lượng cơ bắp vào khoảng 40 hoặc 45 tuổi. Sự suy giảm cơ bắp do tuổi tác này được gọi là thiểu cơ, một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều người lớn tuổi gặp khó khăn khi thực hiện các công việc đơn giản mà không có sự trợ giúp. Ví dụ bạn không thể mặc áo khoác, không đứng dậy khỏi mặt đất sau khi ngã, tất cả bắt nguồn từ sức mạnh và khối lượng cơ bắp. 

Cơ bắp có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản hoặc tăng số lượng calo bạn đốt cháy khi nghỉ ngơi. Không rõ chính xác bạn sẽ đốt cháy thêm bao nhiêu calo bằng cách thêm cơ bắp. Con số đó đã được thảo luận và tranh luận trong nhiều năm. Nhưng chúng tôi biết bạn càng có nhiều cơ bắp thì quá trình trao đổi chất của bạn càng nhanh.

Cuối cùng và ít quan trọng nhất là về mặt sức khỏe: mật độ cơ bắp có thể khiến nó nặng hơn, điều đó cũng có nghĩa là nó chiếm ít không gian hơn trong cơ thể. Nếu ai đó tăng 10 pound cơ bắp, họ sẽ hầu như không nhận thấy điều đó trên cơ thể mình, trong khi đó nếu bạn tăng 5 - 10 pound chất béo, bạn chắc chắn sẽ nhận thấy điều đó.

Nếu bạn tăng 5 - 10 pound chất béo, bạn chắc chắn sẽ nhận thấy điều đó

3. Có quá nhiều mỡ cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào?

Mặc dù chúng ta xem chất béo là kẻ thù, nhưng bạn cần chất béo trong cơ thể để tồn tại và phát triển. Mô mỡ đóng một số vai trò quan trọng, từ việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và sản xuất hormone đến hỗ trợ sức khỏe não bộ và cách nhiệt các cơ quan.

Theo Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ (ACE), tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh đối với phụ nữ dao động từ 10 -31%. Đối với nam giới, đó là 2 -24%. Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ khuyến nghị 25% là mức mỡ tối đa cho nam giới trên 60 tuổi. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể được khuyến nghị thấp hơn thường tìm thấy ở một vận động viên được đào tạo, nó thường không bền vững hoặc không lành mạnh cho một người bình thường.

Mọi người cũng nghĩ rằng chất béo chỉ là nơi dự trữ năng lượng dư thừa, nhưng nó thực sự là nguyên nhân số một gây ra các dấu hiệu viêm nhiễm trong máu của bạn. Tình trạng viêm mãn tính hoặc lâu dài có thể góp phần gây ra nhiều bệnh khác nhau, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, viêm khớp, bệnh viêm ruột và béo phì. Tỷ lệ mỡ cơ thể cao cũng có liên quan đến các vấn đề về tim. Có mối tương quan chặt chẽ giữa lượng mỡ trong cơ thể cao hơn và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như một số vấn đề sức khỏe khác tăng lên.

Tóm lại, mô cơ nặng hơn mô mỡ nếu cả 2 chiếm cùng 1 khoảng không gian. Vì vậy, nếu bạn có một cốc cơ và một cốc mỡ, thì cơ sẽ nặng hơn. Nhưng đừng để nỗi lo sợ tăng cân ngăn cản bạn xây dựng cơ bắp, điều này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và lão hóa tốt hơn.

Có thể thấy rằng, người bệnh béo phì không chỉ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học mà còn cần phải thăm khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát các biến chứng 1 cách hiệu quả. Việc thực hiện các xét nghiệm như công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, men gan (AST, ALT), ure, creatinin, chlosterol toàn phần, HDL chlosterol, LDL chlosterol, triglyceride, albumin...có thể giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân gây béo và những yếu tố nguy cơ sau này. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả xét nghiệm béo phì để đưa ra sự tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người. Qua đó, giúp người bệnh thực hiện quá trình giảm cân hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian. Hy vọng những ai đang đặt mục tiêu giảm cân có thể tìm ra phương pháp giảm cân phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Hiểu đúng, đủ về GIẢM CÂN - GIẢM MỠ

Hiểu đúng, đủ về GIẢM CÂN - GIẢM MỠ

Tỏi và mật ong có thể giúp bạn giảm cân không?

Tỏi và mật ong có thể giúp bạn giảm cân không?

Cách giữ dáng hiệu quả khi bạn đang thừa cân

Cách giữ dáng hiệu quả khi bạn đang thừa cân

182

Bài viết hữu ích?