Zalo

Chỉ số PT trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Protrombin, còn được gọi là yếu tố II, là một trong nhiều protein huyết tương tham gia vào quá trình đông máu. Xét nghiệm thời gian protrombin, hay PT đo lượng thời gian cần thiết để huyết tương của bạn đông lại. Chỉ số PT trong xét nghiệm máu thường được sử dụng để giúp phát hiện và chẩn đoán rối loạn chảy máu hoặc rối loạn đông máu quá mức.

1. Chỉ số PT trong xét nghiệm máu là gì?

Khi nhận được kết quả xét nghiệm máu trên tay, nhiều người thắc mắc không biết chỉ số PT là gì trong xét nghiệm máu. Thời gian prothrombin, hay PT là một xét nghiệm giúp đánh giá khả năng hình thành cục máu đông một cách thích hợp. Tỷ lệ bình thường hóa quốc tế hoặc INR là phép tính dựa trên kết quả của PT được sử dụng để theo dõi những cá nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu warfarin (Coumadin).

Chỉ số PT trong xét nghiệm máu là số giây cần thiết để cục máu đông hình thành trong mẫu máu sau khi thuốc thử được thêm vào. Chỉ số PT thường được thực hiện cùng với thời gian Thromboplastin một phần (PTT) và được sử dụng để đánh giá số lượng cũng như chức năng của các yếu tố đông máu, một phần quan trọng trong việc hình thành cục máu đông.

Trong ống nghiệm, có hai con đường để có thể bắt đầu quá trình đông máu, được gọi là con đường ngoại sinh và nội sinh. Cả hai sau đó hợp nhất thành một con đường chung để hoàn thành quá trình đông máu. PT trong xét nghiệm máu đánh giá xem tất cả các yếu tố đông máu trong con đường ngoại sinh và con đường chung của chuỗi đông máu phối hợp với nhau tốt như thế nào, bao gồm:các yếu tố I (Fibrinogen), II (Prothrombin), V, VII và X.

Chỉ số PT trong xét nghiệm máu thường được đo bằng giây và được so sánh với phạm vi bình thường phản ánh giá trị PT ở những người khỏe mạnh. Bởi vì thuốc thử được sử dụng để thực hiện xét nghiệm PT khác nhau giữa các phòng thí nghiệm và thậm chí trong cùng một phòng thí nghiệm theo thời gian, nên phạm vi bình thường cũng sẽ dao động. Để chuẩn hóa kết quả giữa các phòng thí nghiệm khác nhau ở Hoa Kỳ và trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển và khuyến nghị sử dụng Tỷ lệ Chuẩn hóa Quốc tế hóa (INR), được tính toán dựa trên kết quả xét nghiệm PT đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu warfarin. INR là phép tính điều chỉnh những thay đổi trong thuốc thử PT và cho phép so sánh kết quả từ các phòng thí nghiệm khác nhau. Hầu hết các phòng thí nghiệm đều báo cáo cả giá trị PT và INR bất cứ khi nào thực hiện xét nghiệm PT. Tuy nhiên, INR chỉ nên áp dụng cho những người dùng thuốc chống đông máu warfarin.

Hình: Chỉ số PT trong xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán rối loạn chảy máu
Chỉ số PT trong xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán rối loạn chảy máu

2. Mục đích thực hiện chỉ số PT trong xét nghiệm máu 

Khi bạn bị một vết cắt và mạch máu bị vỡ, các tiểu cầu trong máu sẽ tập trung tại vị trí vết thương. Chúng tạo ra một nút tạm thời để cầm máu. Để tạo ra cục máu đông, một loạt 12 protein huyết tương, hay các yếu tố đông máu, hoạt động cùng nhau để tạo ra một chất gọi là fibrin, có tác dụng làm kín vết thương.

Tuy nhiên, rối loạn chảy máu, hay được gọi là bệnh máu khó đông, có thể khiến cơ thể không tạo ra hoặc tạo ra một số yếu tố đông máu không chính xác. Một số thuốc, bệnh gan hoặc thiếu vitamin K cũng có thể gây ra cục máu đông bất thường.

Các triệu chứng của rối loạn chảy máu là:

  • Dễ bầm tím
  • Chảy máu không ngừng, ngay cả sau khi ấn mạnh vào vết thương
  • Kinh nguyệt nhiều
  • Máu trong nước tiểu
  • Khớp bị sưng hoặc đau
  • Chảy máu cam

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn chảy máu, họ có thể yêu cầu thực hiện chỉ số PT trong xét nghiệm máu để giúp chẩn đoán. Ngay cả khi bạn không có triệu chứng rối loạn chảy máu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm PT để đảm bảo máu đông máu bình thường trước khi bạn trải qua một cuộc phẫu thuật lớn.

Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, chỉ số PT trong xét nghiệm máu có thể được yêu cầu làm thường xuyên để đảm bảo bạn không dùng quá nhiều thuốc.

Ngoài ra, bệnh gan hoặc thiếu vitamin K có thể gây rối loạn chảy máu. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm PT để kiểm tra xem cục máu đông như thế nào nếu bạn mắc một trong những tình trạng này.

3. Chỉ số PT trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Đối với những người dùng warfarin để ngăn ngừa cục máu đông, hầu hết các phòng thí nghiệm đều báo cáo kết quả PT đã được điều chỉnh theo INR. Những người này nên có INR từ 2,0 đến 3,0 cho nhu cầu chống đông máu cơ bản. Đối với một số người có nguy cơ cao bị cục máu đông, chỉ số INR cần phải cao hơn, khoảng 2,5 đến 3,5.

Đối với những người không dùng warfarin, phạm vi tham chiếu của PT phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng, với kết quả được tính bằng giây và so với phạm vi bình thường do phòng thí nghiệm thực hiện xét nghiệm thiết lập và duy trì. Chỉ số PT trong xét nghiệm máu điển hình đối với người không dùng thuốc chống đông máu là 0,9 đến khoảng 1,1.

Hình: PT trong xét nghiệm máu điển hình ở người không dùng thuốc chống đông máu là 0,9 đến 1,1
PT trong xét nghiệm máu điển hình ở người không dùng thuốc chống đông máu là 0,9 đến 1,1

4. Chỉ số PT trong xét nghiệm máu thế nào là bất thường?

Nếu bạn không dùng thuốc chống đông máu, kết quả INR trên 1,1 có nghĩa là máu của bạn đông chậm hơn bình thường. Điều này có thể là do:

  • Rối loạn chảy máu, một nhóm tình trạng có vấn đề với quá trình đông máu của cơ thể.
  • Các protein kiểm soát quá trình đông máu trở nên hoạt động quá mức (đông máu rải rác nội mạch).
  • Bệnh gan.
  • Mức độ thấp vitamin K.

Chỉ số PT trong xét nghiệm máu quá cao hoặc quá thấp ở người đang dùng warfarin có thể là do:

  • Uống nhầm liều thuốc.
  • Uống rượu.
  • Dùng một số loại thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc bổ sung, thuốc cảm, thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác.
  • Ăn thực phẩm làm thay đổi cách thức hoạt động của thuốc chống đông máu: chẳng hạn như gan bò và gan lợn, trà xanh, bông cải xanh, đậu xanh, cải xoăn, củ cải xanh và các sản phẩm từ đậu nành, chứa một lượng lớn vitamin K và có thể làm thay đổi kết quả PT.

Khi nhận được kết quả PT trong xét nghiệm máu bất thường, bạn không nên quá lo lắng hay hoang mang. Điều quan trọng là cần trao đổi với bác sĩ để được giải thích rõ kết quả xét nghiệm. Một số loại thuốc, chất bổ sung và thực phẩm mà bạn đã tiêu thụ gần đây có thể ảnh hưởng đến chỉ số PT.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

199

Bài viết hữu ích?