Zalo

Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bên cạnh các chỉ số huyết áp, BMI, đường huyết thì chỉ số men gan GGT cũng được sử dụng rất phổ biến và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy chỉ số xét nghiệm máu GGT là gì và khi nào được xem là bất thường?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc chỉ số GGT trong máu là gì. Theo bác sĩ, GGT trong máu là một trong 03 chỉ số thể hiện mức độ và thực trạng của gan. Bên cạnh AST và ALT, GGT là một loại men gan đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi cơ thể của bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện gợi ý bệnh gan như: chán ăn, vàng da, buồn nôn, trên bề mặt da nổi mẩn ngứa... kèm theo lối sống tiêu cực (như nghiện rượu bia), các bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm GGT. Kết quả xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng và mức độ tổn thương gan mà bệnh nhân đang mắc phải.

Nhiều người thắc mắc chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?
Nhiều người thắc mắc chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

2. Ý nghĩa chỉ số GGT trong máu là gì?

Men gan GGT là cận lâm sàng giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. Khi gan xuất hiện tình trạng bệnh như ứ mật, viêm gan mạn tính, viêm gan do bia rượu, viêm gan do nhiễm độc, viêm gan do virus hay ung thư gan... thì enzym GGT trong máu sẽ tăng lên rất cao. Cụ thể các nguyên nhân dẫn đến chỉ số GGT trong máu tăng cao có thể kể đến như sau:

  • Bệnh nhân có các thói quen tiêu cực, đặc biệt là sử dụng bia rượu nhiều và kéo dài;
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học dẫn đến gan phải làm việc hết công suất như ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, ăn ít xơ và hoa quả;
  • Thường xuyên làm việc quá sức, stress kéo dài;
  • Viêm gan A, B, C, D;
  • Xơ gan, có khối u ở gan, gan nhiễm mỡ;
  • Lạm dụng chất kích thích;
  • Mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, suy tim, viêm tuỵ.

Nồng độ GGT trong máu rất nhạy cảm với những thay đổi chức năng gan, bình thường ở giới hạn rất thấp nhưng một khi tế bào gan bị tổn thương sẽ nhanh chóng tăng lên. Đặc biệt, GGT là loại men gan có xu hướng tăng cao khi bất kỳ ống dẫn mật từ gan xuống ruột nào bị tắc nghẽn bởi khối u hoặc sỏi, dẫn đến việc xét nghiệm GGT được xem là có giá trị nhất trong chẩn đoán các vấn đề bất thường ống mật.

Biết được chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn phát hiện được những bệnh lý nguy hiểm
Biết được chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn phát hiện được những bệnh lý nguy hiểm

Tuy nhiên các bác sĩ cho biết đo hoạt độ GGT không phải là một xét nghiệm chuyên biệt và cũng không hữu ích khi cần chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây tổn thương gan vì nó có thể tăng lên trong nhiều bệnh lý gan khác nhau (như ung thư gan và viêm gan virus) hay một số bệnh lý cơ quan khác (như bệnh mạch vành tim cấp tính). Một vấn đề cần quan tâm là GGT và ALP (một loại men gan khác) đều sẽ tăng lên do các bệnh lý gan, nhưng ALP sẽ tăng cao hơn GGT khi mắc các bệnh liên quan đến mô xương. Do đó xét nghiệm GGT có thể được sử dụng nhằm xác định bệnh nhân mắc bệnh gan hay bệnh xương khi có xét nghiệm ALP tăng. GGT còn đánh giá là loại men gan nhạy cảm với rượu khi chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ cũng có thể làm GGT tăng lên, đặc biệt nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân nghiện rượu mãn tính và nặng hơn nữa ở những người tiêu thụ 2-3 ly mỗi ngày/ uống rất nhiều rượu vào những dịp tiệc tùng. Vì vậy, xét nghiệm GGT có thể được sử dụng trong việc đánh giá một người lạm dụng rượu cấp tính hoặc mãn tính. Với những lý do trên nên đôi khi GGT có thể được sử dụng để giám sát việc sử dụng hoặc lạm dụng rượu ở những người đang cai nghiện rượu hay điều trị viêm gan do rượu. Một số loại thuốc có thể làm tăng hoạt độ GGT trong máu, bao gồm Phenytoin, Carbamazepine hay các thuốc an thần như Phenobarbital. Ngoài ra, bệnh nhân đang sử dụng nhiều loại thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn khác, bao gồm các NSAIDs, thuốc kiểm soát lipid máu, kháng sinh, chẹn thụ thể histamin H2, thuốc kháng nấm, nhóm chống trầm cảm và thuốc thay thế hormone sinh dục (như testosterone) đều có thể làm tăng nồng độ GGT.

3. Cách đọc kết quả GGT trong xét nghiệm máu

Sau khi biết được chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì, việc tiếp theo cần tìm hiểu là cách đọc kết quả xét nghiệm phổ biến này. Ở người có sức khỏe bình thường, kết quả GGT sẽ dưới 60 UI/L và được đánh giá là an toàn với gan hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết nồng độ GGT cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ, cụ thể ở nam giới giao động từ 7 đến 32 UI/L trong khi nữ giới cao hơn một chút từ 11 đến 50 UI/L. Khi chỉ số GGT trong máu tăng cao hơn mức bình thường sẽ gợi ý nguy cơ tế bào gan đã bị tổn thương. Tùy thuộc vào từng chỉ số của GGT mà bác sĩ sẽ chia thành 3 mức độ nguy hiểm như sau:

  • Mức độ nhẹ: Nồng độ GGT chỉ tăng từ 1 đến 2 lần so với giới hạn bình thường;
  • Mức độ trung bình: Nồng độ GGT tăng lên từ 2 đến 5 lần so với bình thường;
  • Mức độ nặng: Nồng độ GGT tăng cao quá 5 lần so với giới hạn trên bình thường.

Theo bác sĩ đánh gia, tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng GGT mà gan sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng khác nhau. Người bệnh cảm thấy cơ thể có những thay đổi bất thường và khó chịu liên quan đến gan nên nhanh chóng đi khám bệnh để xét nghiệm nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

4. Cần làm gì khi chỉ số GGT bất thường?

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân không nên quá lo lắng khi biết được kết quả xét nghiệm có chỉ số GGT tăng cao bởi sự phát triển của y học sẽ giúp bệnh có thể được chữa khỏi. Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân và bắt buộc người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của nhân viên y tế. Cụ thể, người bệnh cần thực hiện một số lời khuyên sau:

  • Xét nghiệm tầm soát viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Với viêm gan B, ngoài việc xét nghiệm HBsAg có dương tính hay không còn cần làm thêm xét nghiệm khác như HBeAg, HBsAb, anti HBeAg… Kèm theo đó, nếu có điều kiện kinh tế cần xét nghiệm định lượng ADN của virus để kết quả nhận được chuẩn xác nhất;
  • Nếu men gan GGT tăng và xác định nguyên nhân là do viêm tắc đường dẫn mật thì bệnh nhân giai đoạn này chỉ cần hỗ trợ cải thiện triệt để nguyên nhân;
  • Với viêm gan do rượu, bệnh nhân cần phải kiêng rượu bia và các loại nước giải khát có cồn;
  • Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển bệnh;
  • Chế độ ăn uống tác động trực tiếp lên não/gan cũng như các bộ phận khác của cơ thể. Trong khi đó gan lại là cơ quan có nhiệm vụ giải trừ độc tố. Điều này chứng minh chế độ ăn uống khoa học sẽ đem lại nhiều lợi ích cả trong lẫn ngoài cơ thể, nhưng một chế độ dinh dưỡng ngập tràn rượu bia hay không tuân thủ điều trị… sẽ khiến chức năng gan suy giảm nặng hơn.

Trên đây là những thông tin cần thiết giải đáp thắc mắc chỉ số GGT trong máu là gì. Có thể thấy, GGT là một chỉ số quan trọng được sử dụng rất nhiều trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý liên quan đến gan mật. Ngoài ra, để đánh giá toàn toàn sức khỏe của gan, bạn cũng cần kết hợp thêm với những xét nghiệm liên quan khác, để việc chẩn đoán và đánh giá được chính xác nhất. Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ và đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể và những nguy cơ mắc các bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì. Từ đó sẽ có những lời khuyên phù hợp về hướng xử lý. Bản thân mỗi người nên chủ động kiểm tra định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để sớm phát hiện và điều trị những bệnh ở giai đoạn đầu.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

1248

Bài viết hữu ích?