Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến, gây ra các cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đây là căn bệnh thường được biết đến là bệnh của người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ những người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng tăng.
Cột sống con người được tạo thành do các xương gọi là đốt sống xếp chồng lên nhau và giữa chúng là các đĩa đệm làm nhiệm vụ bảo vệ khỏi các chấn động từ các hoạt động hàng ngày như đi bộ, nâng vật nặng và xoay người,...
Khi các đĩa đệm vì một nguyên nhân nào đó mà trượt ra khỏi vị trí giữa 2 đốt sống thì nó có thể gây chèn ép các dây thần kinh và các cấu trúc xung quanh gây ra các triệu chứng. Tùy theo các vị trí thoát vị mà có thể gây ra các triệu chứng khác nhau như:
Cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy chạy dọc xuống cánh tay, bàn ngón tay hoặc có thể xuất phát từ thắt lưng lan đến mông, đùi thậm chí là bắp chân.
Các cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể tăng lên khi vận động, thậm chí là ho, hắt hơi cũng khiến cơn đau trầm trọng hơn.
Cảm giác tê, ngứa hoặc nóng rát hoặc yếu cơ vùng bị ảnh hưởng.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm bao gồm:
Thoát vị đĩa đệm gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi tuổi tác tăng, đĩa đệm trở nên mất nước và đàn hồi, dẫn đến khả năng chịu đựng áp lực kém và dễ bị thoát vị.
Thoát vị đĩa đệm gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Các hoạt động vận động không đúng cũng có thể góp phần vào vấn đề này. Sự nâng đồ vật nặng một cách sai lầm, hoặc vận động không đúng kỹ thuật trong các hoạt động thể thao có thể tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, các yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu có tiền sử gia đình về thoát vị đĩa đệm, người đó có thể có nguy cơ cao hơn so với người không có tiền sử gia đình này.
Tình trạng thừa cân cũng là một yếu tố có thể tăng áp lực lên đĩa đệm và góp phần vào nguy cơ thoát vị. Vì vậy, duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh là một phần quan trọng của việc ngăn chặn vấn đề này.
2. Các biện pháp hỗ trợ giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Các biện pháp hỗ trợ giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả, nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng gồm:
Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi tại giường trong một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên việc nằm trên giường quá lâu có thể làm cứng khớp.
Chườm nóng hoặc lạnh: Hãy bắt đầu với việc chườm lạnh để giảm sưng tấy nhưng không nên chườm quá 20 phút/ 1 lần. Sau khi cơn co thắt đã dịu đi có thể chuyển sang chườm nóng để giảm đau thoát vị đĩa đệm. Hoặc có thể luân phiên nếu bạn thấy hiệu quả.
Các loại thuốc: Các loại thuốc có thể mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn nên việc sử dụng cần chỉ định của bác sĩ:
Các loại thuốc giảm đau, giảm viêm như ibuprofen, meloxicam.
Một số thuốc mạnh hơn dùng trong thời gian ngắn như thuốc gây nghiện.
Các thuốc có tác dụng giãn cơ để giảm co thắt ở cơ lưng.
Và các loại thuốc giảm đau thần kinh để giảm đau do tổn thương thần kinh.
Vật lý trị liệu: Một số bài tập giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh và tăng cường cơ lưng của bạn. Tuy nhiên cần sự hướng dẫn của các chuyên gia tránh việc tập sai gây tổn thương nặng nề hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng như: Bài tập căng giãn cơ giúp cơ bắp linh hoạt; Các bài tập aerobic như đi bộ hoặc đi xe đạp tại chỗ; Massage; Liệu pháp xung điện; Liệu pháp siêu âm; Liệu pháp dùng nhiệt…
Tiêm thuốc steroid: Khi các biện pháp giảm đau dùng thuốc hoặc vật lí trị liệu không giúp bạn giảm đau thì các bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật tiêm thuốc steroid vào cột sống của bạn. Các thuốc steroid giúp giảm sưng, giảm đau và giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.
Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp sẽ đáp ứng với các phương pháp giảm đau trên nên người bệnh sẽ không cần đối mặt với cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên nếu cơn đau thoát vị đĩa đệm của bạn không giảm hoặc các triệu chứng ngày một nặng nề thêm thì phẫu thuật có thể là một sự lựa chọn.
Bài viết đã giới thiệu 1 số phương pháp hỗ trợ giảm đau thoát vị đĩa đệm nhanh chóng. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này thì có thể thử áp dụng xem nhé.
Nguồn tham khảo:
What are the treatments for a Herniated Disk?. WebMD
Herniated Disk Diagnosis. WebMD
A visual guide to Herniated Disks. WebMD
Slipped (Herniated) Disc. Healthline
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888