Zalo

Cách nào phòng ngừa bệnh Parkinson từ sớm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh Parkinson là căn bệnh khá nguy hiểm và ngày càng có nguy cơ trẻ hóa. Tuy rằng, vẫn chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa 100% nguy cơ mắc bệnh Parkinson, nhưng một điều đáng mừng là chúng ta vẫn có thể thực hiện một số biện pháp làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh này. Vậy cách nào phòng ngừa bệnh Parkinson từ sớm?

1. Bệnh Parkinson có phòng ngừa được không?

Trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh Parkinson chúng ta cần hiểu hơn về căn bệnh này. Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh xảy ra khi một nhóm tế bào ở bên trong não trở nên bị thoái hóa. Theo đó, khi não không thể kiểm soát được sự vận động của cơ bắp thì người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động như đi lại, cử động, thậm chí tay chân bị run, cứng. Khi bệnh Parkinson tiến triển nặng hơn sẽ tiếp tục phá hủy các tế bào thần kinh, từ đó gây ra sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mà chúng lại có vai trò gửi tín hiệu lên não để thực hiện điều khiển mọi vận động của cơ thể.

Bệnh Parkinson đang làm ảnh hưởng đến chục triệu người trên thế giới, nhưng chúng ta vẫn có thể thực hiện được một số biện pháp để hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này.

Tuy rằng, vẫn chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa 100% nguy cơ mắc bệnh Parkinson, nhưng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh "tốt cho não bộ" và kết hợp với những hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc trì hoãn bệnh Parkinson có thể khởi phát những triệu chứng. Thông tin, bài viết dưới đây sẽ tiếp tục đưa ra những cách phòng ngừa bệnh Parkinson để bạn đọc tham khảo.

phòng ngừa bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là bệnh lý nguy hiểm có thể phòng ngừa

2. Cách nào phòng ngừa bệnh Parkinson từ sớm?

Là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người trên thế giới, nhưng may mắn thay, chúng ta vẫn có thể thực hiện phòng ngừa bệnh Parkinson từ sớm với các biện pháp sau đây:

2.1. Chăm sóc sức khỏe trí não

Một biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson đơn giản chính là chăm sóc sức khỏe não bộ thật tốt. Theo đó bạn nên:

  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp não bộ và các cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi và phục hồi. Hãy duy trì giấc ngủ từ 7 - 9 mỗi đêm, ban ngày có thể thực hiện giấc ngủ ngắn vào buổi trưa từ 15 - 30 phút để não bộ có thể hoạt động tốt, minh mẫn hơn và hỗ trợ phòng ngừa bệnh Parkinson.
  • Tránh căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa thần kinh mà còn làm nghiêm trọng hơn nhiều bệnh lý khác, trong đó có bệnh Parkinson. Do đó, hãy sắp xếp công việc, cố gắng cân bằng với thời gian nghỉ ngơi để giúp tinh thần được thư giãn, thoải mái.
  • Tham gia các trò chơi kích thích não bộ: Nếu sắp xếp được thời gian, hãy cố gắng chăm sóc não bộ bằng các trò chơi sử dụng nhiều giác quan như giải ô chữ, ghép hình, cờ vua,... Không chỉ giúp kích thích trí não, tăng cường trí nhớ mà các trò chơi này cũng hỗ trợ phòng ngừa bệnh Parkinson cùng nhiều các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

2.2. Hoạt động thể chất với các bài tập thể dục lành mạnh 

Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng, những hoạt động thể chất vừa phải có tác dụng phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, tập thể dục giúp giảm các triệu chứng viêm, stress oxy hóa và sự tích tụ bất thường của một loại protein gọi là alpha-synuclein trong não. Trong bệnh lý Parkinson, alpha-synuclein hình thành các khối độc hại gọi là thể Lewy trong các tế bào thần kinh sản xuất dopamine. Những thể Lewy này góp phần làm mất đi các tế bào thần kinh dopaminergic.

Ngoài ra, hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp bạn quản trị cân nặng, giảm nguy cơ béo phì - một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Với các hoạt động thể chất, bạn có thể thực hiện các bài như đi bộ, đạp xe, tập thể dục nhịp điệu hay thực hiện các công việc nhà như làm vườn, hút bụi,...

2.3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tuân thủ một số chế độ ăn kiêng như chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc cách ăn uống nhất định có thể giúp nuôi dưỡng não bộ hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh Parkinson. Vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này từ sớm, ngay từ bây giờ bạn hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các loại thực phẩm, đồ uống tốt cho sức khỏe não bộ hàng ngày như sau: 

  • Bổ sung đầy đủ trái cây và rau quả: Trái cây và rau củ quả có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe não bộ, đồng thời bảo vệ tế bào thần kinh khỏi bị tổn thương, làm chậm thoái hóa thần kinh.
  • Cá béo: Nhiều loại cá béo là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh như acid béo omega-3 có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và giảm viêm hiệu quả. Một số loại cá béo như: cá hồi, cá ngừ, cá thu,...
  • Các loại quả hạch và hạt: Các loại hạt cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất béo tốt cho sức khỏe. Không chỉ giúp tăng cường dưỡng chất cho não bộ để phòng ngừa bệnh Parkinson mà còn giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại đồ uống như cà phê, trà xanh. Theo đó, trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe não bộ, phòng ngừa các bệnh lý thần kinh hiệu quả.

2.4. Hạn chế tiếp xúc với môi trường có chứa các chất độc hại 

Một cách phòng ngừa bệnh Parkinson từ sớm bạn cần quan tâm là hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chất độc hại có thể lầm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Do đó, để phòng ngừa bệnh Parkinson thì bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường độc hại này.

Nếu công việc của bạn bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất, môi trường 

ô nhiễm thì nên sử dụng các biện pháp bảo hộ, che chắn cẩn thận, tránh để hệ hô hấp hít phải hoặc cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại.

2.5. Khám sức khỏe định kỳ

Một biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson đơn giản nhưng ít được quan tâm chính là thăm khám sức khỏe định kỳ. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh như do di truyền, tiếp xúc môi trường độc hại, chấn thương thần kinh,... Khi thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thì bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố nguyên nhân để tư vấn phương pháp phòng ngừa, điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng.

phòng ngừa bệnh Parkinson
Hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

3. Những lưu ý trong quá trình dự phòng bệnh Parkinson

Tuy rằng, vẫn chưa có cách nào tuyệt đối để ngăn ngừa bệnh Parkinson nên việc tham gia vào một số yếu tố như tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp giảm nguy cơ hoặc trì hoãn sự khởi phát của các triệu chứng. Vì vậy, hãy cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson tốt nhất và kiên trì với chúng.

Nếu trong trường hợp phát hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson thì cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Một số triệu chứng điển hình của bệnh như: run, cứng cơ, rối loạn thăng bằng, thay đổi giọng nói, rối loạn giấc ngủ và gặp các vấn đề về nhận thức,... Cùng với đó, những người trong gia đình nếu phát hiện người thân của mình mắc bệnh Parkinson thì cần ở bên động viên, chia sẻ và giúp đỡ họ trong các hoạt động thường ngày. Tốt nhất không nên để họ sống một mình hoặc ra ngoài mà không có sự trợ giúp.

Trong trường hợp được bác sĩ chẩn đoán bệnh thì bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc, điều trị, duy trì lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng để giảm nguy cơ biến chứng bệnh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách phòng ngừa bệnh Parkinson để thực hiện đúng đắn, nâng cao hiệu quả phòng bệnh từ sớm, tránh được những nguy cơ biến chứng bệnh có thể xảy ra.

Nguồn: verywellhealth.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả

23

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Thường xuyên ăn thịt bò có béo không?

Thường xuyên ăn thịt bò có béo không?

Vì sao bị stress, căng thẳng dẫn đến béo phì?

Vì sao bị stress, căng thẳng dẫn đến béo phì?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Muốn sống thọ: Tác dụng của việc ăn uống lành mạnh

Muốn sống thọ: Tác dụng của việc ăn uống lành mạnh

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

23

Bài viết hữu ích?