Zalo

Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn cảm xúc tâm thần gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thể chất, tinh thần và đời sống của người bệnh. Nghiêm trọng nhất là người bệnh có thể có ý nghĩ và hành vi tự sát. Vậy các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh lý tâm thần, thay đổi giữa tình trạng hưng cảm và trầm cảm. Khi thì người bệnh hưng phấn, phấn khích, vui vẻ thái quá dù không có lý do. Khi thì chuyển sang ủ rũ, mệt mỏi, uể oải. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến nhiều mặt về sức khỏe cũng như tinh thần, khả năng làm việc và đời sống xã hội của người bệnh.

Triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường khó phân biệt với bệnh trầm cảm nếu ở những giai đoạn nhẹ ban đầu. Hoặc khó phân biệt ở một số đối tượng có dùng chất gây nghiện, kích thích hoặc ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Hiện nay các bác sĩ và chuyên gia sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực DSM - 5 để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. Theo cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5) , để được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực, một người phải trải qua ít nhất một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

Để được coi là hưng cảm, tâm trạng phấn chấn, cởi mở hoặc cáu kỉnh phải kéo dài ít nhất một tuần và hiện diện hầu hết thời gian trong ngày, gần như hàng ngày. Để được coi là hưng cảm nhẹ, tâm trạng phải kéo dài ít nhất bốn ngày liên tục và hiện diện hầu hết thời gian trong ngày, hầu như mỗi ngày.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hầu hết xuất hiện ở mọi đối tượng
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hầu hết xuất hiện ở mọi đối tượng

Trong giai đoạn này, phải xuất hiện ba hoặc nhiều triệu chứng sau đây và thể hiện sự thay đổi đáng kể so với hành vi thông thường:

  • Lòng tự trọng hoặc sự tự cao bị thổi phồng
  • Giảm nhu cầu ngủ
  • Tăng khả năng nói chuyện
  • Ý nghĩ hoang tưởng
  • Dễ bị phân tâm
  • Tăng hoạt động hướng đến mục tiêu hoặc kích động tâm lý
  • Tham gia vào các hoạt động có khả năng gây ra hậu quả đau đớn, ví dụ như mua sắm không kiềm chế

Mặt trầm cảm của rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi một giai đoạn trầm cảm nặng dẫn đến tâm trạng chán nản hoặc mất hứng thú hoặc niềm vui trong cuộc sống. DSM-5 quy định rằng một người phải trải qua năm triệu chứng trở lên sau đây trong hai tuần để được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nặng:

  • Tâm trạng chán nản hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động
  • Giảm cân đáng kể hoặc giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn
  • Tham gia vào các chuyển động không mục đích, chẳng hạn như đi đi lại lại trong phòng
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
  • Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc thiếu quyết đoán
  • Xuất hiện suy nghĩ muốn tự tử

Dựa theo các triệu chứng của bệnh nhân trong giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định xem đây có phải là rối loạn cảm xúc lưỡng cực không.

2. Các biện pháp chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực?

Như đã nêu trên, rối loạn cảm xúc lưỡng cực dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở giai đoạn đầu hoặc bị chồng lấp triệu chứng. Các biện pháp chẩn đoán rối loạn cảm xúc hiện nay là dựa vào việc hỏi bệnh trò chuyện cùng bệnh nhân để phát hiện triệu chứng bệnh, khám sàng lọc một số bệnh lý có triệu chứng tương tự và sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực để chẩn đoán bệnh.

Mặc dù dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác nhưng các bác sĩ đã đi một chặng đường dài với nhiều kiến thức được cập nhật để hiểu đầy đủ các tâm trạng khác nhau trong chứng rối loạn lưỡng cực và đưa ra chẩn đoán chính xác. Cách đây không lâu, rối loạn lưỡng cực bị nhầm lẫn với các rối loạn khác như trầm cảm đơn cực hoặc tâm thần phân liệt (một bệnh tâm thần nghiêm trọng với các triệu chứng nói năng không mạch lạc, ảo tưởng và ảo giác). Với sự hiểu biết sâu sắc hơn về các rối loạn tâm thần ngày nay, các bác sĩ có thể xác định các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm lưỡng cực, hưng cảm nhẹ và hưng cảm. Và trong hầu hết các trường hợp, điều trị chứng rối loạn này một cách hiệu quả và an toàn bằng thuốc lưỡng cực.

Hầu hết chúng ta đã quen với các xét nghiệm máu chuyên biệt hoặc các biện pháp phòng thí nghiệm khác để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, đa số các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc xét nghiệm hình ảnh đều không hữu ích trong chẩn đoán rối loạn lưỡng cực.Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn cho các chỉ định xét nghiệm để loại trừ một số bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với rối loạn lưỡng cực ví dụ như bệnh suy giáp.

Bạn nên gặp bác sĩ tâm lý khi nghi ngờ các triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Bạn nên gặp bác sĩ tâm lý khi nghi ngờ các triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Trên thực tế, công cụ chẩn đoán quan trọng nhất có thể là nói chuyện cởi mở với bác sĩ về sự thay đổi tâm trạng, hành vi và thói quen sinh hoạt của bạn. Mặc dù việc khám sức khỏe có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân nhưng bác sĩ phải nghe bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng lưỡng cực để chẩn đoán và điều trị rối loạn lưỡng cực một cách hiệu quả.

3. Làm gì khi được chẩn đoán bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?

Khi bạn được bác sĩ chẩn đoán chính xác là đang mắc bệnh dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực, việc bạn chấp nhận việc mình đang mắc bệnh có thể giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc của bác sĩ. Điều trị bằng thuốc phải duy trì ít nhất 6 tháng để đạt hiệu quả mong muốn và tránh tái phát.
  • Nên thông báo cho người thân về tình trạng bệnh để nhận được sự thông cảm, chia sẻ, lắng nghe và giúp đỡ từ những người xung quanh. Điều này cũng giúp ổn định cảm xúc của bạn.
  • Trong quá trình điều trị, khi có bất kỳ điều gì khác thường hoặc khiến bạn khó chịu, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để điều trị kịp thời.

Như vậy hiện nay các bác sĩ sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực DSM - 5 để chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực. Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bạn cần đi khám tại những phòng khám uy tín như các bệnh viện lớn, bệnh viện tâm thần để được chẩn đoán kịp thời và chính xác.

Nguồn: webmd.com, nyulangone.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả

46

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Các tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Các triệu chứng rối loạn tâm thần điển hình

Các triệu chứng rối loạn tâm thần điển hình

Các nguyên nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các nguyên nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

46

Bài viết hữu ích?