Zalo

Các tác nhân dị ứng thường gặp nhất

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dị ứng là tình trạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một dị vật từ bên ngoài như nọc ong, phấn hoa, lông thú cưng hoặc các loại thực phẩm. Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sinh ra các kháng thể nhằm tiêu diệt chất gây dị ứng, kể cả trong trường hợp các chất gây dị ứng có thể không gây ra tác hại gì cho cơ thể.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Tác nhân dị ứng là gì?

Dị ứng bắt đầu khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất lạ bình thường vô hại hay còn gọi là các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, nọc độc hay các loại thực phẩm. Hệ thống miễn dịch sau đó tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân gây dị ứng đó và lưu lại trong máu. Ở những lần tiếp xúc sau khi bạn gặp với các tác nhân gây dị ứng thì các kháng thể này giải phóng một số hóa chất của hệ thống miễn dịch cụ thể là histamin, gây ra các dấu hiệu triệu chứng của dị ứng. 

tác nhân dị ứng
Thực phẩm là tác nhân dị ứng thường gặp

2. Một số tác nhân gây dị ứng thường gặp trên lâm sàng

Trong môi trường có nhiều tác nhân có thể dẫn đến tình trạng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến có thể gặp bao gồm:

  • Các tác nhân gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, vẩy da động vật và nấm mốc. Bụi mịn trong không khí, bụi do xe cộ đi lại, bụi công trường xây dựng, bụi than, khói thuốc lá, khói động cơ, hơi xăng dầu, hóa chất, thuốc trừ sâu hay phân bón... đều có thể là tác nhân gây dị ứng. Nấm mốc xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên quần áo, trên đồ dùng sinh hoạt hay trên các loại thức ăn do bảo quản không tốt. 
  • Các tác nhân gây dị ứng từ thực phẩm như đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá thu, cá lóc, động vật có vỏ, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Nhiều người bị dị ứng với các thành phần protein hoặc độc tố trong nấm mốc gây ra các phản ứng dị ứng đường tiêu hóa và mẩn ngứa, buồn nôn và ngộ độc thực phẩm. 
  • Lông các loại thú cưng như chó, mèo cũng là tác nhân dị ứng có thể gặp phải. Một số người có niêm mạc mũi nhạy cảm cùng với cơ địa dị ứng dễ bị kích ứng bởi lông thú nuôi và mùi đặc trưng trên lông của các loại thú cưng này. 
  • Côn trùng đốt như con ong hoặc ong bắp cày.
  • Các loại thuốc chữa bệnh đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin hoặc nhóm thuốc tương tự, thường xảy ra do cơ địa không phù hợp với thành phần của thuốc.
  • Mủ cao su hoặc các chất khác có tiếp xúc trong quá trình làm việc, sinh hoạt cũng là tác nhân dị ứng có thể gặp phải.

Người đã và đang có tiền sử bị dị ứng cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các biểu hiện dị ứng nhẹ như: Sổ mũi, hắt hơi, nổi mề đay, đau bụng... thường nhanh khỏi. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng hơn và kéo dài trên 2 ngày thì cần đi khám để điều trị.

3. Cơ chế phát sinh phản ứng dị ứng

Đối với mỗi tác nhân gây dị ứng sẽ có các cơ chế khác nhau gây phản ứng dị ứng trên từng bộ phận cơ thể mà nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là phản ứng phản vệ.

Phản ứng phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có liên quan đến cả một hệ thống của cơ thể như trên da và đường hô hấp và/hoặc đường tiêu hóa, bắt đầu rất nhanh và có thể gây đe dọa đến tính mạng. Phản ứng phản vệ xảy ra thông qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mẫn cảm: Bắt đầu từ khi dị nguyên tiếp xúc với cơ thể theo đường tiêm, tiêm truyền tĩnh mạch, ăn uống hoặc do tiếp xúc qua da. Thời kỳ tiềm tàng của giai đoạn này kéo dài từ 7 đến 10 ngày, trong đó các kháng thể, thường nhất là IgE được sản xuất và gắn vào các bạch cầu ưa bazơ và các dưỡng bào.
  • Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn hóa sinh bệnh: Đến lần tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng hay còn gọi là dị nguyên lần thứ 2 thì dị nguyên sẽ kết hợp phân tử IgE cùng với sự tham gia của các bạch cầu ái toan. Điều này làm giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian như serotonin, histamin, prostaglandin D2, các leukotriene (D4, B4)...
  • Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sinh lý bệnh. Trong giai đoạn này các hoạt chất kể trên làm giãn động mạch lớn gây ra tụt huyết áp, co thắt phế quản làm xuất hiện các triệu chứng trên lâm sàng như khó thở co thắt dạ dày, tá tràng gây ra các cơn đau vùng bụng, co động mạch não gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt và có thể là hôn mê.

4. Bị dị ứng khi nào cần đi khám?

Bạn có thể cần đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng mà có thể do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc khi đã sử dụng các loại thuốc chống dị ứng không kê đơn vẫn không thể làm giảm các dấu hiệu triệu chứng. Trong trường hợp bạn có triệu chứng như đã kể trên ngay sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, hãy thông báo ngay cho bác sĩ đã kê đơn thuốc đó cho bạn.

Đối với phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản ứng phản vệ cần được đưa để cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng phác đồ. Tình trạng dị ứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng song nhiều trường hợp bệnh diễn biến nhanh, có thể gây ra phản ứng phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng. Xét nghiệm IgE máu được thực hiện sớm ở những người có triệu chứng này để chẩn đoán nhanh và can thiệp điều trị hiệu quả. 

tác nhân dị ứng
Xét nghiệm IgE máu giúp chẩn đoán nhanh tác nhân dị ứng

Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề sức khỏe liên quan đến dị ứng thì nên đăng ký xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm dị ứng bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng điều trị sao cho phù hợp. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Làm sao để biết bạn có bị dị ứng đậu nành không?

Làm sao để biết bạn có bị dị ứng đậu nành không?

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Dấu hiệu dị ứng bột mì và ai cần xét nghiệm để biết mình có bị không?

Dấu hiệu dị ứng bột mì và ai cần xét nghiệm để biết mình có bị không?

Cảnh giác với dị ứng cá ngừ

Cảnh giác với dị ứng cá ngừ

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

Xét nghiệm dị ứng thực phẩm và cách xử lý

28

Bài viết hữu ích?